Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?

Ngày nay các doanh nghiệp đều có đích đến và mục tiêu rõ ràng vào tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn. Những tuyên bố này đều giúp phục vụ các mục đích chung cho công ty. Trong đó Sứ mệnh mô tả hành động doanh nghiệp cần thực hiện ra sao để đạt được Tầm nhìn.

Trong khi, Tầm nhìn là những gì doanh nghiệp hoạch định ra điều mình muốn đạt được trong tương lai. Giá trị cốt lõi là tất cả những gì tại doanh nghiệp không thể cân đo đong đếm để trả bằng tiền hoặc bất biến theo thời gian. Đây là nền tảng giúp đơn vị hình thành nội quy chung.

Vậy làm thế nào để có thể hiểu đúng được tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi? Hãy cùng IPQ tìm hiểu về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

TẦM NHÌN CỦA DOANH NGHIỆP

Tầm nhìn là một nơi xa nhất bạn có thể hình dung, hãy bắt đầu bằng một điểm cuối ở trong tâm trí, tầm nhìn giống như một ngôi sao xa nhất dẫn đường chỉ lối cho chúng ta vươn tới, mà tưởng chừng như sẽ không bao giờ với tới được.

Tầm nhìn

Cần lưu ý bản thân mục tiêu cốt lõi không thay đổi song nó lại khuyến khích, truyền cảm hứng cho những thay đổi khác trong công ty. Việc không bao giờ hoàn thành mục tiêu cốt lõi cũng đồng nghĩa với việc một tổ chức không bao giờ ngừng thay đổi và tiến bộ để tiến gần hơn, xứng đáng hơn với mục tiêu đó.

Nó gợi cho bạn những hình dung về một thành tựu xuất sắc, một điều gì đó Vĩnh Cửu, là lý do tồn tại của doanh nghiệp bạn, có thể đó chính là những điều thúc đẩy chúng ta từ bên trong, mà cũng có thể là mong ước của chúng ta về nơi mà ta thực sự muốn đến.

Thường thì tầm nhìn sẽ bao gồm thành tố về viễn cảnh tương lai và một tư tưởng cốt lõi, điều này hình dung như đó là sự phối hợp tự nhiên của yếu tố bên trong là tư tưởng cốt lõi và điều chúng ta mong ước trở thành (đó có thể là những thay đổi, thích ứng và cải tiến để đạt được viễn cảnh tương lai).

Chính điều này nó đem lại sự sống và hiện thực hóa tầm nhìn ở những giai đoạn đầu của tổ chức.

Vậy tư tưởng cốt lõi là gì? Tư tưởng cốt lõi là những đặc tính bất biến của một tổ chức, nó mang tính nhất quán, vượt lên tất cả các sản phẩm, thị trường, các tiến bộ công nghệ và phong cách quản trị của các nhà lãnh đạo.

Tư tưởng cốt lõi là chất kết dính trong một tổ chức trong suốt quá trình phát triển của nó cho dù doanh nghiệp có thể phát triển, mở rộng phân quyền hoặc là mở rộng thị trường toàn cầu v..v nhưng những tư tưởng cốt lõi không bao giờ thay đổi.

SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆP

Sứ mệnh của công ty tương tự như sứ mệnh của cá nhân, theo đó sứ mệnh công ty được hiểu như sau:

Sứ mệnh của công ty là một cụm từ chỉ những mục đích và lý do để công ty đó được hình thành và phát triển, tồn tại. Theo đó, sứ mệnh công ty như là một bản tuyên ngôn thể hiện những lợi ích, ý nghĩa và giá trị mà công ty tạo ra mang tới cho khách hàng.

Sứ mệnh

Để hình thành tạo ra những nội dung về sứ mệnh của công ty thì chúng ta cần thực hiện theo định hướng sau:

  • Xác định những thông tin cơ bản từ thị trường kinh doanh, nắm bắt tâm lý nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các cách để khách hàng có thể thấy , tìm hiểu sản phẩm dịch vụ của công ty.
  • Xác định những dịch vụ nào? Sản phẩm nào? Do công ty đưa ra là điểm mạnh của công ty, phát triển nhất ở phương hướng dịch vụ nào nhất?
  • Điều mà khách hàng quan tâm hướng tới công ty có phải do công nghệ không?
  • Hiện tại các dịch vụ cũng như sản phẩm mà công ty phục vụ nhu cầu cho khách hàng tình trạng cạnh tranh như thế nào?
  • Tự đánh giá về chính công ty của mình về những ưu thế, điểm yếu cần khắc phục, cách khắc phục cụ thể như thế nào?
  • Hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng và nhân viên công ty? Dựa vào thái độ , tinh thần,… của nhân viên và theo nhu cầu của khách hàng có quan tâm, hiểu, hài lòng về các dịch vụ công ty cung cấp không?

Ví dụ về sứ mệnh của một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam:

  • Công ty cổ phần sữa Vinamilk: sứ mệnh doanh nghiệp là luôn cam kết cung cấp dinh dưỡng và chất lượng cao từ sự trân trọng có cả tình yêu cũng như trách nhiệm mang tới cho cộng đồng.
  • Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel: sứ mệnh được tóm tắt nội dung như sau: sáng tạo vì con người và xã hội chính là nền móng cho doanh nghiệp phát triển đi lên.
  • Tập đoàn Vingroup: ở đây sứ mệnh được tóm gọn: lý do phát triển tồn tại là vì cuộc sống tươi đẹp cho con người Việt Nam.
  • Công ty cổ phần sữa TH: Luôn nỗ lực hết mình từ đó cung cấp những sản phẩm xuất phát từ thiên nhiên đảm bảo tiêu chí an toàn, sạch và phải tươi ngon, bổ dưỡng.
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam: hướng tới là ngân hàng hàng đầu để vươn tới mục tiêu Việt Nam thịnh vượng.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA DOANH NGHIỆP

Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc cơ bản cốt lõi và bất biến của một doanh nghiệp. Đó là một nhóm nhỏ những nguyên tắc mang tính dẫn hướng, không thay đổi cho dù bất kể hoàn cảnh như thế nào.

Thường thì giá trị cốt lõi cho đội ngũ nhân sự của chúng ta biết chúng ta làm việc vì cái gì, và công ty luôn theo đuổi những giá trị đó ngay cả khi chúng trở nên bất lợi trong môi trường cạnh tranh.

Giá trị cốt lõi là thứ không thay đổi theo thời gian. Bạn có thể thiết lập một danh sách các giá trị cốt lõi sau đó đặt câu hỏi cho từng giá trị một: “Nếu hoàn cảnh thay đổi và giá trị này gây khó khăn cho công ty, chúng ta sẽ giữ hay bỏ nó? ” . Nếu bạn không thể trung thực trả lời “có” thì hãy mạnh dạn gạch ra khỏi danh sách.

Đối với các cá nhân để xác định giá trị cốt lõi cần trả lời câu hỏi: Cá nhân bạn coi trọng những giá trị nào – Những giá trị mà bạn luôn muốn giữ gìn và hướng tới ngay cả khi bạn không được khuyến khích và khen thưởng vì điều đó?

Nếu con cái của bạn hỏi về những giá trị nào bạn coi trọng trong công việc, những giá trị bạn mong muốn chúng hình thành khi trưởng thành và đi làm, bạn sẽ chọn giá trị nào?

Nếu ngày mai bạn có đủ tiền và không cần làm việc đến cuối đời, bạn có tiếp tục theo những giá trị đó không? Bạn có sẵn sàng giữ giá trị đó ngay cả khi trong một số thời điểm nó trở thành bất lợi trong cạnh tranh cho công ty của bạn?

Viễn cảnh tương lai. Đây là một phần rất quan trọng trong việc xây dựng tầm nhìn của công ty, trong phần này cần có một mục tiêu táo bạo, quyết đoán trong khoảng thời gian 10-30 năm (BHAG). Và một bản mô tả cụ thể tình hình công ty khi đã đạt được mục tiêu to lớn, vĩ đại và táo bạo đó.

Có rất nhiều cách thức để thiết lập mục tiêu BHAG chẳng hạn cho các doanh nghiệp đang trên đà phát triển ví dụ như: Trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường miền bắc về mạng lưới phân phối.. chẳng hạn.

Việc diễn đạt mục tiêu BHAG giống như việc mô tả bức tranh bằng lời để tạo ra những hình ảnh sống động trong trí óc của các thành viên. Điều này giúp cho mục tiêu BHAG trở nên hữu hình trong suy nghĩ của mọi người trong doanh nghiệp.

Chẳng hạn hãy xem Henry Ford mô tả về viễn cảnh tương lai như sau:” Tôi sẽ cung cấp xe hơi cho đại đa số người dân, xe hơi sẽ có giá phải chăng, giúp cho bất cứ ai đi làm đều có thể mua được, sử dụng thoải mái với gia đình, Khi đó ai cũng có thể có xe hơi. Xe ngựa sẽ biến mất khỏi xa lôi của đất nước chúng ta, xe hơi sẽ được coi là phương tiện đi lại đương nhiên, và chúng tôi sẽ tạo công ăn việc làm với lương cao cho rất nhiều người.”

VAI TRÒ CỦA TẦM NHÌN, SỨ MỆNH DOANH NGHIỆP

Đây là những điều tối quan trọng đối với những công ty chưa có nhiều danh tiếng và đang trên đường khẳng định bản thân đồng thời xây dựng danh tiếng cho công ty:

  • Những thông báo và phát ngôn về sứ mệnh và tầm nhìn sứ mệnh đóng vai trò trong việc cố định mục tiêu và nhắm đến kết quả hướng tới trong tương lai. Bởi những điều này đã được xác định rõ nên những nhân viên có thể làm việc hướng tới đúng mục tiêu và kết quả hơn.
  • Nhờ có tầm nhìn sứ mệnh, những nhà quản lý nhân sự hay các trưởng phòng có thể có một cái nhìn chắc chắn, đồng thời tìm ra phương pháp huấn luyện nhân sự, hướng dẫn cho những người dưới quyền, những nhân viên có thể hướng đến mục tiêu và cố gắng đúng cách.
  • Các chiến lược và dự án đưa ra sẽ được sắp xếp nguồn lực, đồng thời có những tiêu chí rõ ràng hơn cho những thành tựu chắc chắn đạt được trong tương lai.

Mỗi công ty đều sẽ có một câu châm ngôn, một sứ mệnh riêng và một nhiệm vụ riêng của bản thân nó. Một sứ mệnh là một phần xây dựng nên danh tiếng của một công ty, đồng thời gây thu hút đối với những đối tượng được hướng tới.

DỊCH VỤ CỦA IPQ

Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau:

  • Dịch vụ tư vấn của IPQ được thực hiện một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Khách hàng được theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình tư vấn dễ dàng.
  • Tạo điều kiện cho thu thập, phân tích, sử dụng và chia sẻ dữ liệu/ thông tin với khách hàng.

Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:

☎️ Điện thoại: 0915.69.4141

📧 Email: info@ipq.com.vn

🌐 Web: www.ipq.com.vn

Facebook: IPQ – Năng suất chất lượng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Stay updated on translation news



    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chat với chúng tôi !