Trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, Quản trị sự thay đổi – Change Management được xem là một trong những hoạt động khẳng định vị thế doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, quản trị sự thay đổi – Change Management chưa bao giờ là một việc đơn giản. Vậy Change Management là gì? Chúng có tác động ra sao tới tiến trình phát triển của một doanh nghiệp?
Hãy cùng IPQ tìm hiểu về Change Management trong bài viết dưới đây.
TỔNG QUAN VỀ CHANGE MANAGEMENT
Change Management hay Quản trị sự thay đổi là tổng hợp các hoạt động quản trị chủ động phát hiện, thúc đẩy và điểu khiển quá trình thay đổi của doanh nghiệp phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong môi trường kinh doanh biến động:
- Quản trị sự thay đổi là một chu trình khép kín: phát hiện, hoạch định và tổ chức thực hiện sự thay đổi.
- Quá trình liên tục của chu trình quản trị sự thay đổi không theo mốc thời gian mà theo sự xuất hiện của các hiện tượng đòi hỏi phải thay đổi.
- Quản trị sự thay đổi không có nghĩa là cứ cần là thay đổi, mà là nghiên cứu thấu đáo trước khi trả lời câu hỏi và ra quyết định thay đổi.
NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
2.1. Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của Change Management
Trong bối cảnh hiện nay khi thế giới luôn có những biến động bất ngờ khó có thể lường trước, doanh nghiệp sẽ phải đối diện với rất nhiều lý do để có thể tiến hành đầu tư vào các chiến lược quản lý thay đổi (Change Management)– cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính:
- Thay đổi tổ chức xảy ra ở từng cá nhân;
- Giảm bớt đi tình trạng tốn kém chi phí;
- Nâng cao cơ hội thành công cho doanh nghiệp
a) Thay đổi tổ chức xảy ra ở từng cá nhân một
Mỗi chúng ta đều rất dễ rơi vào “cạm bẫy” tư duy về sự thay đổi từ góc độ tổ chức. Chẳng hạn, đối với công tác sáp nhập (merger) hoặc mua lại (acquisition), cấp lãnh đạo thông thường chỉ tập trung vào các vấn đề như: cấu trúc tài chính, tích hợp dữ liệu – hệ thống hay vị trí văn phòng, vv… Tuy nhiên, việc quản trị sự thay đổi tổ chức (Change Management) luôn phải bắt đầu từ từng cá nhân một.
Rõ ràng có một sự thật đó chính là: “Doanh nghiệp không thay đổi, chỉ có con người mới thay đổi.” Chính sự chuyển đổi của mỗi thành viên sẽ tạo thành nền móng thay đổi vững chắc cho tổ chức. Nếu mỗi người không tiến hành điều chỉnh lại công việc hàng ngày của họ, những nỗ lực chuyển đổi trong doanh nghiệp gần như sẽ chẳng mang lại kết quả gì.
b) Giảm bớt tình trạng tốn kém chi phí
Việc bỏ qua khía cạnh con người trong quản trị sự thay đổi (Change Management) sẽ dẫn tới một số những hậu quả gây hao hụt về tài chính như dưới đây:
- Năng suất sẽ suy giảm trên quy mô lớn.
- Nhà quản lý không sẵn sàng dành thời gian hoặc dành nguồn lực cần thiết để hỗ trợ thay đổi.
- Các bên liên quan chính sẽ không có mặt trong các cuộc họp quan trọng.
- Nhà cung cấp và khách hàng nhận thấy những gián đoạn trong hoạt động của doanh nghiệp làm giảm vị thế, uy tín trên thương trường.
- Tinh thần của nhân viên bị ảnh hưởng, gây chia rẽ bè phái nội bộ.
- Tình trạng căng thẳng, bối rối và mệt mỏi gia tăng.
- Nhân viên tài năng sẽ xin nghỉ việc.
- Các dự án doanh nghiệp phụ trách sẽ trễ hạn, vượt quá ngân sách, thậm chí bị bỏ dở giữa chừng.
Mỗi doanh nghiệp hoàn toàn có thể giảm thiểu tối đa những hậu quả gây hao hụt tài chính nghiêm trọng trên đây khi chủ động đưa ra phương pháp tiếp cận có trọng tâm là thay đổi con người.
c) Tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp
Dựa trên những nghiên cứu thực tế Change Management có sức tác động vô cùng lớn tới quá trình quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Prosci (công ty giúp quản trị sự thay đổi hàng đầu trên thế giới) có tới 93% cấp lãnh đạo thực hiện quản lý thay đổi xuất sắc đã đạt hoặc vượt mục tiêu đã đề ra trước đó, trong khi chỉ 15% người quản lý sự thay đổi kém có thể làm được điều đó.Như vậy, một chiến lược quản trị sự thay đổi – Change Management tốt sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội thành công lên gấp 6 lần.
Đặc biệt với những biến động liên tục xảy ra trong môi trường kinh doanh hiện nay, quản lý sự thay đổi – Change Management đã trở thành một trong những chức năng kinh doanh quan trọng nhất – đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Áp dụng công nghệ mới
- Sáp nhập & mua lại.
- Thay đổi trong ban lãnh đạo (nhân sự, phong cách…)
- Chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp.
- Trong thời kỳ khủng hoảng.
2.2. Các mô hình Quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Có khá nhiều học thuyết giúp doanh nghiệp quản trị thay đổi trong doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, ADKAR model, Kotler’s model và McKinsey’s 7S model là 3 mô hình thường được đưa vào giảng dạy, tư vấn chính khi doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho các ‘đại thay đổi’:
a) ADKAR model:
ADKAR là mô hình ‘đơn giản hóa’ quá trình thay đổi theo 5 bước từ nhận thức vấn đề, quyết tâm thay đổi, phát triển kiến thức, năng lực chuyên môn đến giải quyết các thay đổi. Vì tính tinh gọn mà mô hình này được áp dụng rộng rãi hơn cả.
b) Kotter’s model:
Kotter’s model là mô hình quản trị thay đổi được phát triển bởi giáo sư John Kotter – giáo sư đại học Harvard. Mô hình này nhìn nhận quá trình chuẩn bị và triển khai cải cách diễn ra theo 8 bước:
- Tăng tính cấp bách về nhu cầu cải cách;
- Phát triển đội nhóm, liên minh đối tác để triển khai thay đổi;
- Xây dựng tầm nhìn và chiến lược;
- Truyền đạt tầm nhìn;
- Loại bỏ các chướng ngại và rào cản;
- Tạo ra các thành công bước đầu;
- Tiếp tục mở rộng, củng cố các hiệu chỉnh dựa trên phân tích thành quả trước đó;
- Áp các thay đổi tích cực vào doanh nghiệp.
c) McKinsey’s 7S model
Dưới góc nhìn của mô hình này thì các vấn đề của quản trị thay đổi trong doanh nghiệp được chia ra ở 2 góc độ kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Từ đó, phân hóa, tổng hợp lại thành 7 yếu tố như mô hình dưới
LỢI ÍCH CỦA CÔNG CỤ CHANGE MANAGEMENT
Công cụ Change Management có rất nhiều lợi ích đối với các doanh nghiệp. Một số lợi ích này bao gồm cải thiện giao tiếp, tăng năng suất, giảm căng thẳng và cải thiện việc ra quyết định.
Change Management cũng có thể giúp cải thiện tinh thần của nhân viên và tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn.
DỊCH VỤ CỦA IPQ
Hiện nay, Change Management là một trong các công cụ của Lean được IPQ áp dụng vào Quy trình tư vấn năng suất của mình.
Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau:
- Dịch vụ tư vấn của IPQ được thực hiện một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Khách hàng được theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình tư vấn dễ dàng.
- Tạo điều kiện cho thu thập, phân tích, sử dụng và chia sẻ dữ liệu/ thông tin với khách hàng.
Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:
☎️ Điện thoại: 0915.69.4141
📧 Email: info@ipq.com.vn
🌐 Web: www.ipq.com.vn
Facebook: IPQ – Năng suất chất lượng
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
- Gemba Walk là gì? Lợi ích của các doanh nghiệp khi áp dụng Gemba Walk trong sản xuất
- Zero Quality Control là gì?
Stay updated on translation news