Six Sigma là một phương pháp luận cung cấp cho tổ chức các công cụ để cải thiện năng lực của các quá trình kinh doanh. Sự gia tăng hiệu suất và giảm biến động quá trình giúp dẫn đến giảm khiếm khuyết và cải thiện lợi nhuận, tinh thần của nhân viên và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
“Chất lượng Six Sigma” là một thuật ngữ thường dùng để chỉ ra một quá trình được kiểm soát tốt (giới hạn quá trình ±3 độ lệch chuẩn (s) từ đường trung bình trong biểu đồ kiểm soát và so với giới hạn yêu cầu / dung sai ±6s từ trung bình).
Ý KIẾN KHÁC NHAU VỀ ĐỊNH NGHĨA CỦA SIX SIGMA
Các định nghĩa khác nhau dưới đây đã được đề xuất cho Six Sigma, nhưng tất cả chúng đều có chung một số chủ đề:
- Là việc các nhóm được chỉ định các dự án xác định rõ ràng phạm vi có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của tổ chức.
- Đào tạo về “tư duy thống kê” ở tất cả các cấp và cung cấp cho những người chủ chốt được đào tạo chuyên sâu về thống kê nâng cao và quản lý dự án. Những người chủ chốt này được chỉ định là “Đai đen”. (Xem các đai, cấp độ và vai trò Six Sigma)
- Nhấn mạnh vào cách tiếp cận DMAIC để giải quyết vấn đề: xác định, đo lường, phân tích, cải thiện và kiểm soát.
- Một môi trường quản lý hỗ trợ các sáng kiến/ dự án cải tiến như là chiến lược kinh doanh.
Triết lý: Quan điểm của Six Sigma là xem tất cả các công việc như các quá trình có thể được xác định, đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm soát. Các quá trình yêu cầu đầu vào (x) và tạo ra đầu ra (y). Nếu bạn kiểm soát các đầu vào, bạn sẽ kiểm soát được các đầu ra. Điều này thường được biểu thị bằng y = f (x).
Bộ công cụ: Chuyên gia Six Sigma sử dụng các kỹ thuật hoặc công cụ định tính và định lượng để thúc đẩy cải tiến quá trình. Các công cụ này bao gồm kiểm soát quá trình thống kê (SPC), Control chart, FMEA, Process map, VSM, Hypothesis… Các chuyên gia Six Sigma không hoàn toàn đồng ý việc tạo ra một hoặc những bộ công cụ xác định.
Phương pháp luận: Six Sigma nhìn nhận và tuân thủ nghiêm ngặt cách tiếp cận DMAIC cơ bản. DMAIC xác định các bước mà một học viên Six Sigma dự kiến sẽ tuân theo, bắt đầu bằng việc xác định vấn đề và kết thúc bằng việc thực hiện các giải pháp lâu dài. Mặc dù DMAIC không phải là phương pháp Six Sigma duy nhất được sử dụng, nhưng nó chắc chắn là phương pháp được áp dụng và công nhận rộng rãi nhất.
Cấp độ Six Sigma: Nói một cách dễ hiểu, hiệu suất chất lượng Six Sigma có nghĩa là 3.4 khiếm khuyết trên một triệu cơ hội xảy ra lỗi (tính đến sự thay đổi 1.5-sigma quanh giá trị trung bình về dài hạn).
Hiệu suất chất lượng Six Sigma
LEAN SIX SIGMA LÀ GÌ?
Six Sigma tập trung vào việc giảm sự biến động quá trình và tăng cường kiểm soát quá trình, trong khi Lean loại bỏ lãng phí (các quy trình và thủ tục phi giá trị gia tăng) và thúc đẩy tiêu chuẩn hóa cùng dòng chảy công việc. Sự khác biệt giữa Six Sigma và Lean đã mờ đi với thuật ngữ “Lean Six Sigma” được sử dụng ngày càng thường xuyên hơn vì cải tiến quá trình đòi hỏi các khía cạnh của cả hai cách tiếp cận để đạt được kết quả tích cực.
Lean Six Sigma là một triết lý cải tiến dựa trên dữ liệu, dựa trên thực tế, coi trọng việc ngăn ngừa khiếm khuyết hơn là phát hiện lỗi. Nó thúc đẩy sự hài lòng của khách hàng và kết quả cuối cùng bằng cách giảm biến động, lãng phí và chu kỳ thời gian, thúc đẩy tiêu chuẩn hóa và dòng chảy, do đó tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nó áp dụng ở bất cứ nơi nào có sự biến động và lãng phí tồn tại, và mọi thành viên của tổ chức nên tham gia.
TÍCH HỢP LEAN VÀ SIX SIGMA
Lean và Six Sigma đều cung cấp cho khách hàng chất lượng, chi phí, giao hàng tốt nhất có thể và phát triển các thuộc tính mới hơn, nhanh hơn. Có rất nhiều sự đan xen giữa hai phương pháp; tuy nhiên, cả hai đều tiếp cận với mục đích chung từ những góc độ hơi khác nhau:
- Lean tập trung vào việc giảm thiểu lãng phí, trong khi Six Sigma nhấn mạnh vào việc giảm biến động.
- Lean đạt được mục tiêu của mình bằng cách sử dụng ít công cụ kỹ thuật hơn như kaizen, tổ chức nơi làm việc và kiểm soát trực quan, trong khi Six Sigma có xu hướng sử dụng phân tích dữ liệu thống kê, thiết kế thực nghiệm và kiểm nghiệm giả thuyết.
Thông thường, việc triển khai thành công bắt đầu bằng cách tiếp cận tinh gọn, làm cho nơi làm việc hiệu quả và hiệu quả nhất có thể, giảm lãng phí và sử dụng sơ đồ chuỗi giá trị – VSM để cải thiện sự hiểu biết và hiệu suất tổng thể. Nếu vấn đề quá trình vẫn còn, các công cụ kỹ thuật thống kê Six Sigma sau đó có thể được áp dụng.
Thông thường, việc triển khai thành công bắt đầu bằng cách tiếp cận tinh gọn, làm cho nơi làm việc hiệu quả và hiệu quả nhất có thể, giảm lãng phí và sử dụng sơ đồ chuỗi giá trị – VSM để cải thiện sự hiểu biết và hiệu suất tổng thể. Nếu vấn đề quá trình vẫn còn, các công cụ kỹ thuật thống kê Six Sigma sau đó có thể được áp dụng.
TRIỂN KHAI LEAN SIX SIGMA
Các chiến lược triển khai Lean Six Sigma có thể thay đổi đáng kể giữa các tổ chức, tùy thuộc vào văn hóa riêng biệt và các mục tiêu kinh doanh chiến lược. Khi quyết định triển khai Lean Six Sigma, một tổ chức có hai lựa chọn cơ bản:
1. Thực hiện một chương trình hoặc sáng kiến Lean Six Sigma
2. Kiến tạo cơ sở hạ tầng Lean Six Sigma
Tùy chọn 1: Thực hiện Chương trình hoặc Sáng kiến Lean Six Sigma
Với cách tiếp cận này, một số nhân viên (người thực hiện) được dạy các công cụ thống kê và được yêu cầu áp dụng một công cụ trong công việc khi cần thiết. Sau đó, các học viên có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia thống kê/ giảng viên nếu họ cần giúp đỡ. Thành công dự án trong một tổ chức có thể đạt được; tuy nhiên, những thành công này không dựa trên nhau để khuyến khích sử dụng tốt hơn các công cụ bổ sung hay phương pháp luận tổng thể.
Thực hiện một chương trình hoặc sáng kiến Six Sigma thường không tạo ra một cơ sở hạ tầng dẫn đến lợi ích cuối cùng thông qua gắn liền dự án với các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Do đó, nó có thể không nắm bắt được nguồn lực cần thiết để thu được lợi tức lớn từ việc đầu tư vào đào tạo.
Tùy chọn 2: Kiến tạo cơ sở hạ tầng Lean Six Sigma
Thay vì tập trung vào các công cụ riêng lẻ, tốt nhất là khi đào tạo Lean Six Sigma cần cung cấp một cách tiếp cận theo định hướng quá trình, dạy cho các học viên phương pháp để chọn đúng công cụ, vào đúng thời điểm, cho một dự án được xác định. Đào tạo Six Sigma cho các học viên (Đai đen – Đai xanh) sử dụng phương pháp này thường bao gồm 4 tuần giảng dạy trong 4 tháng, nơi học viên làm việc với các dự án của họ trong 3 tuần giữa các buổi học.
Triển khai Six Sigma như một chiến lược kinh doanh thông qua các dự án thay vì các công cụ là cách hiệu quả hơn để hưởng lợi từ thời gian và tiền bạc đầu tư vào đào tạo Six Sigma.
Hãy xem xét các lợi ích triển khai Lean Six Sigma sau đây thông qua các dự án IPQ tư vấn:
- Mang lại tác động lớn hơn thông qua các dự án gắn liền với kết quả cuối cùng
- Sử dụng các công cụ một cách tập trung và hiệu quả hơn
- Cung cấp một quá trình / chiến lược để quản lý dự án có thể nghiên cứu và cải tiến
- Tăng cường giao tiếp giữa quản lý và người thực hiện thông qua các bài thuyết trình dự án
- Tạo điều kiện cho sự hiểu biết chi tiết về các quá trình kinh doanh quan trọng
- Cung cấp cho nhân viên và quản lý góc nhìn về cách các công cụ thống kê có thể có giá trị đáng kể đối với tổ chức
- Cho phép Black Belts nhận phản hồi về cách tiếp cận dự án trong quá trình đào tạo
- Triển khai Lean Six Sigma với cách tiếp cận khép kín, có thời gian để kiểm toán dự án và kết hợp các bài học kinh nghiệm vào một chiến lược kinh doanh tổng thể
IPQ tiếp cận dựa trên quá trình lựa chọn dự án hợp lý. Các dự án nên được lựa chọn đáp ứng các mục tiêu chiến lược kinh doanh của tổ chức. Lean Six Sigma sau đó được sử dụng như một bản đồ lộ trình để đáp ứng hiệu quả các mục tiêu đó.
Six Sigma là một cam kết lâu dài. Coi việc triển khai như một quá trình cho phép phân tích khách quan tất cả các khía cạnh của tổ chức, bao gồm lựa chọn dự án và xác định phạm vi. Sử dụng các bài học kinh nghiệm và kết hợp chúng vào các đợt tiếp theo của kế hoạch thực hiện tạo ra một vòng phản hồi khép kín và lợi ích cuối cùng là thực sự đáng kể nếu tổ chức đầu tư thời gian và năng lực điều hành cần thiết để thực hiện Lean Six Sigma như một chiến lược kinh doanh!
Stay updated on translation news