An toàn lao động là vấn đề mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều đặc biệt quan tâm. Do vậy mà tiêu chuẩn ISO 45001 ra đời, bộ tiêu chuẩn đặc thù dành riêng cho các tổ chức muốn có được một hệ thống Quản lý giúp chủ động và đáp ứng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Cùng IPQ tìm hiểu về tiêu chuẩn này và những lợi ích mà nó mang lại trong bài viết sau đây nhé!
ISO 45001 là gì?
ISO 45001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, được Uỷ ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành chính thức vào ngày 12/03/2018.
Nó cung cấp các yêu cầu, tiêu chí giúp tổ chức cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động, tránh trường hợp tử vong, tai nạn lao động liên quan và bệnh tật từ môi trường làm việc cũng như liên tục cải thiện sức khỏe và an toàn.
Lịch sử hình thành tiêu chuẩn ISO 45001
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Hàng năm, có khoảng 2,78 triệu ca tử vong liên quan đến an toàn lao động trên toàn thế giới .Ngoài ra, có khoảng 374 triệu ca chấn thương và bệnh tật liên quan đến lao động mỗi năm.
ILO ước tính trên toàn thế giới, tổng chi phí cho các thương tích, bệnh tật và tử vong liên quan đến lao động là khoảng 3,94% GDP toàn cầu, khoảng 2,99 nghìn tỷ USD.
Để xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe, an toàn nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế, tiêu chuẩn mới ISO 45001 đã được phát triển bởi nhóm công tác ISO/ PC 283 từ năm 2013. Bản sơ thảo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 45001 được đưa ra vào tháng 02 năm 2016 nhưng không được thông qua. Lần bỏ phiếu kín đối với phiên bản bản thảo thứ 2 của Tiêu chuẩn ISO 45001 sau đó đã nhận được đa số ¾ phiếu đồng thuận.
Tiêu chuẩn chính thức được công bố vào ngày 12 tháng 3 năm 2018.
Đối tượng nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001?
Tiêu chuẩn có thể được sử dụng cho tất cả các doanh nghiệp cho các lĩnh vực khác nhau.
Miễn là tổ chức có những người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức thì việc áp dụng hệ thống để quản lý sức khỏe và an toàn sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức đó.
Lợi ích khi áp dụng ISO 45001:2018 là gì?
- Giúp Doanh nghiệp quản lý tốt hơn các vấn đề liên quan tới an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Thiết lập các quy trình có hệ thống để đảm bảo các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác.
- Xác định các mối nguy hiểm và rủi ro
- Loại bỏ và kiểm soát các mối nguy về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
- Nâng cao nhận thức về các rủi ro trong an toàn lao động.
- Đáp ứng các vấn đề liên quan tới pháp luật
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
- Giảm chi phí chung cho các sự cố, giải quyết sự cố an toàn lao động.
- Giảm thời gian chết và chi phí gián đoạn hoạt động do tai nạn lao động.
- Giảm chi phí bảo hiểm.
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 45001
Tiêu chuẩn ISO 45001 được chia thành 10 điều khoản.
Điều khoản 1–3 liên quan đến phạm vi, tài liệu viện dẫn rồi giới thiệu không phải điều khoản bắt buộc. Còn từ điều khoản 4 – 10 là bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện để chứng minh hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với hệ thống ISO 45001.
Cụ thể như sau:
Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
- Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức
- Hiểu nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên quan tâm khác
- Xác định phạm vi của hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp các quá trình của hệ thống
Điều khoản 5: Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động
- Sự lãnh đạo và cam kết
- Chính sách An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức
- Sự tham gia và tham vấn của người lao động
Điều khoản 6: Hoạch định
Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
- Khái quát
- Nhận biết mối nguy và đánh giá rủi ro, cơ hội
- Xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác
- Hoạch định thực hiện hành động
Mục tiêu An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và hoạch định để đạt được mục tiêu
Điều khoản 7: Hỗ trợ
- Nguồn lực
- Năng lực
- Nhận thức
- Trao đổi thông tin
- Thông tin văn bản
Điều khoản 8: Hoạch định kiểm soát và thực hiện
- Loại bỏ mối nguy và giảm thiểu rủi ro An toàn, sức khỏe nghề nghiệp
- Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với các tình huống khẩn cấp
Điều khoản 9: Đánh giá kết quả hoạt động
- Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
- Đánh giá nội bộ
- Xem xét của lãnh đạo
Điều khoản 10: Cải tiến
- Khái quát
- Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục
- Cải tiến thường xuyên
Trên đây là các nội dung cơ bản để doanh nghiệp có thể hiểu về tiêu chuẩn ISO 45001. Chúng tôi còn rất nhiều thông tin hữu ích liên quan khác, doanh nghiệp có thể tham khảo các bài viết của chúng tôi. Nếu cần hỗ trợ, Doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất.
🏢: Công ty TNHH Tư vấn Năng suất & Chất lượng Quốc tế
P403, toà nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
📞: 0915.694.141
Website: www.ipq.com.vn
Stay updated on translation news