Phương pháp SCAMPER là gì? Lợi ích của công cụ này đối với doanh nghiệp

Quảng cáo, marketing đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt và biến chuyển không ngừng. Bằng phương pháp SCAMPER, doanh nghiệp đã có thể dễ dàng tạo ra các content phù hợp với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Vậy phương pháp SCAMPER là gì? Hãy cùng IPQ tìm hiểu về Phương pháp SCAMPER trong bài viết này nhé.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SCAMPER

SCAMPER là phương pháp tư duy sáng tạo được đề xuất bởi giám đốc sáng tạo người Mỹ Alex Faickney Osborn vào năm 1953 và được phát triển sâu rộng hơn bởi nhà quản lý giáo dục Bob Eberle trong đầu sách mang tên “SCAMPER: Games for Imagination Development” vào năm 1971.

SCAMPER

SCAMPER là từ ghép từ chữ cái đầu của các từ sau: (S)ubstitute, (C)ombine, (A)dapt, (M)odify (hoặc Magnify, Minify), (P)ut to other uses, (E)liminate và (R)earrange. Dựa trên nguyên lý tạo ra sự thay đổi cho những thứ đang tồn tại xung quanh, SCAMPER giúp ta có những ý tưởng đột phá và giá trị hơn.

Mục đích chính của phương pháp SCAMPER là cải thiện sản phẩm bằng kỹ thuật công não để tìm ra các đáp án cho các câu hỏi, vấn đề từ đó nảy sinh ra những suy nghĩ, ý tưởng mới.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các yếu tố kích hoạt trên một cách có hệ thống hoặc ngẫu nhiên để tạo ra những ý tưởng và giải pháp mới. Bạn có thể sử dụng SCAMPER cho:

  • Ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ mới
  • Phân tích kinh doanh  và giải quyết vấn đề
  • Khám phá các giải pháp cho một tình huống

NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SCAMPER

Phương pháp SCAMPER bao gồm:

S – Substitute (Thay thế)

Thay thế hay thay đổi là một quá trình tất yếu xảy ra, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Thay thế những thứ hiện có bằng những thứ khác. Bằng cách tìm kiếm sự mới lạ, bạn sẽ nhận được những ý tưởng mới. Cách thức này có thể áp dụng cho cả người, vật, nơi chốn, nguyên liệu,…

Một số câu hỏi gợi mở như sau:

  • Có thể thay đổi thành phần nào?
  • Có thể thay đổi hình dáng, mùi vị, tên sản phẩm nào?
  • Có thể thay thế quy trình làm nào?

Ví dụ: Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất sữa đã thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy để bảo vệ môi trường. Hoặc một số siêu thị đã triển khai sử dụng túi bóng giấy hoặc túi bóng có thể phân hủy thay cho túi bóng nilon.

C – Combine (Kết hợp)

Combine (Kết hợp) nghĩa là kết hợp các yếu tố, các sản phẩm, dịch vụ khác nhau để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới. Đôi khi những cái mới lại đến từ việc kết hợp những thứ chẳng liên quan gì đến nhau.

Một số câu hỏi được đề xuất:

  • Khi kết hợp các ý tưởng có thể tạo ra cái gì mới?
  • Kết hợp yếu tố nào thì tối đa hóa sản phẩm?
  • Các mục tiêu có thể kết hợp được không?

Ví dụ: Nike và iPod đã hợp tác với nhau cho ra đời đôi giày có cảm biến không dây, cho phép người dùng theo dõi các chỉ số luyện tập trên điện thoại của mình. Hay Vinmart+ đã kết hợp với Phúc Long tạo nên mô hình Kiosk Phúc Long, nâng cao doanh thu của 2 thương hiệu.

A – Adapt (Thích nghi)

Adapt (Thích nghi) với câu hỏi đặt ra chính là làm sao để sản phẩm, dịch vụ có thể thích nghi với các mục tiêu mới trong một bối cảnh mới? Điều này đòi hỏi bạn cần phải có những kế hoạch chi tiết, đồng thời biết cách thực hiện nó.

Và để trả lời được câu hỏi chính, bạn nên trả lời những câu hỏi nhỏ gợi ý như:

  • Trong quá khứ, có bối cảnh nào tương tự không?
  • Có ý tưởng hay sản phẩm nào có thể tạo cảm hứng mới không?
  • Điều chỉnh sản phẩm như thế nào để phù hợp?

Ví dụ: Nhưng short-video trên Youtube hay Facebook được vay mượn ý tưởng từ những video trên Tik Tok khi ngày càng nhiều người thích xem những video khoảng vài chục giây.

M – Modify (Điều chỉnh)

Modify là sửa đổi yếu tố của sản phẩm như kích thước, hình dáng, màu sắc, tính năng,… để nâng cao giá trị sản phẩm.

Một số câu hỏi gợi mở như sau:

  • Làm thế nào để thay đổi hình ảnh sản phẩm?
  • Điều gì có thể để lại nhiều ấn tượng cho khách hàng?

Ví dụ: Mì tôm Kokomi tăng thêm 20% trọng lượng, giúp khách hàng có thể cảm thấy no hơn. Hay Apple cho ra mắt chiếc iPhone 2G vào năm 2007 với màn hình cảm ứng, điều này đã khiến cho các khách hàng cảm thấy mới lạ so với những chiếc điện thoại bàn phím trước đây.

P – Put to other uses (Sử dụng cho mục đích khác)

Put to other uses là các sản phẩm, dịch vụ này có thể sử dụng cho mục đích khác mục đích ban đầu. Ý nghĩa của sản phẩm sẽ toát lên từ bối cảnh, vì thế, bối cảnh đặt sản phẩm thay đổi thì ý nghĩa cũng sẽ thay đổi theo.

Một số câu hỏi tham khảo:

  • Sản phẩm này có thể sử dụng trong lĩnh vực, ngành nghề khác không?
  • Đối tượng khác có thể sử dụng sản phẩm này không?

Ví dụ: Cây lạc lùn có đến 300 công dụng khác nhau như làm thuốc, làm đồ ăn,…

E – Eliminate (Loại bỏ)

Quá nhiều ý tưởng sẽ khiến cho quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ nảy sinh nhiều vấn đề, dẫn đến thành quả không được như mong muốn. Vì thế, giảm bớt ý tưởng cũng như loại trừ những yếu tố không cần thiết để tập trung vào những tính năng quan trọng sẽ giúp cho sản phẩm ưu việt hơn.

Một số câu hỏi vận dụng như:

  • Sản phẩm này đơn giản hóa được không?
  • Nếu tính năng này bị loại bỏ thì sao?
  • Bộ phận nào thì không cần thiết?

Ví dụ: KFC đã sử dụng loại dầu ăn không chứa chất béo chuyển hóa, giúp cho các loại đồ ăn trong thực đơn tốt cho sức khỏe nhưng vẫn giữ được độ giòn.

R – Rearrange (Thay đổi trật tự)

Rearrange là hay đổi trật tự hay lật ngược lại vấn đề, đảo ngược lại trình tự, tư duy theo hướng mới để khám phá ra những điều chưa biết. Đôi khi những tiềm năng chưa được khai phá của sản phẩm lại xuất hiện theo một cách bạn không ngờ tới.

Một số câu hỏi có thể tham khảo như: Có thể sắp xếp lại thứ tự vận hành không? Các bộ phận có thể tráo đổi cho nhau không?

Ví dụ: Thay vì, khách hàng gọi đồ, nhân viên phục vụ làm đồ ăn, cuối cùng là khách hàng thưởng thức và trả tiền thì McDonald’s đã đẩy việc khách hàng cần thanh toán lên trước và sau đó nhân viên cửa hàng sẽ làm đồ ăn và mang lên cho họ.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SCAMPER

SCAMPER là một phương pháp đơn giản và linh hoạt có thể giúp bạn nâng cao khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề của mình. 

SCAMPER có thể giúp bạn thoát khỏi những thói quen và giả định trong đầu, cho phép bạn xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, nó có thể tạo ra một số lượng lớn các ý tưởng một cách nhanh chóng, kích thích tư duy khác biệt. 

Hơn nữa, SCAMPER có thể được sử dụng để cải thiện hoặc đổi mới các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình hiện có bằng cách thực hiện các thay đổi nhỏ hoặc lớn. 

Nó cũng có thể giúp bạn tìm thấy các cơ hội hoặc thị trường mới cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình của mình bằng cách đưa chúng vào mục đích sử dụng khác hoặc điều chỉnh chúng cho phù hợp với các bối cảnh khác nhau.

DỊCH VỤ CỦA IPQ

Hiện nay, Phương pháp SCAMPER được IPQ tham khảo và áp dụng vào Quy trình tư vấn năng suất của mình một cách linh hoạt và hợp lý. 

Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau:

  • Dịch vụ tư vấn của IPQ được thực hiện một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Khách hàng được theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình tư vấn dễ dàng.
  • Tạo điều kiện cho thu thập, phân tích, sử dụng và chia sẻ dữ liệu/ thông tin với khách hàng.

Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:

☎️ Điện thoại: 0915.69.4141

📧 Email: info@ipq.com.vn

🌐 Web: www.ipq.com.vn

Facebook: IPQ – Năng suất chất lượng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Stay updated on translation news



    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chat với chúng tôi !