Master Production Scheduling – MPS là gì? Chức năng của MPS đối với doanh nghiệp

MPS là thuật ngữ viết tắt được sử dụng thường xuyên và trở thành một phần quan trọng trong quá trình sản xuất và lập kế hoạch sản xuất chính. Tuy nhiên MPS là gì vẫn là câu hỏi lớn được nhiều người quan tâm.

Hãy cùng IPQ tìm hiểu về MPS – Master Production Scheduling thông qua bài viết dưới đây nhé!

TỔNG QUAN VỀ MPS – MASTER PRODUCTION SCHEDULING

Master Production Scheduling hay MPS là thuật ngữ chỉ một lịch trình sản xuất chính hay một kế hoạch sản xuất tổng thể. Thường bao gồm một số khía cạnh của sản xuất như: chi phí sản xuất, chi phí và mức độ tồn kho, khả năng lưu trữ, giờ làm việc.v.v.

Lịch trình MPS định lượng các quy trình, tài nguyên cùng các bộ phận quan trọng để tối ưu hóa sản xuất, dự đoán nhu cầu và khả năng cung cấp. Hỗ trợ chuyển mọi nhu cầu của khách hàng thành những hành trình cụ thể và chặt chẽ trong môi trường thực tế.

Các MPS điển hình thường được tạo ra bởi các phần mềm và cho phép người dùng tinh chỉnh nhằm đạt được các mục đích:

  • Tránh tình trạng thiếu hụt hoặc gia tăng chi phí vào giai đoạn cuối;
  • Phân bổ nguồn nhân sự hiệu quả hơn;
  • Hỗ trợ kết nối và hợp nhất các bộ phận;
  • Xây dựng lịch trình cụ thể cho từng phân loại sản phẩm.

NỘI DUNG CỦA MPS

2.1. Các bước lập lịch sản xuất hiệu quả 

Việc đưa ra được lịch trình sản xuất hiệu quả sẽ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định, có khả năng ước lượng chính xác nguồn lực, các đơn hàng được thực hiện hiệu quả và không bị gián đoạn, đồng thời cũng giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu ở mức tối đa.

Để lập lịch sản xuất, chúng ta cần thực hiện các bước sau:

Đưa ra nội dung lập kế hoạch sản xuất

Doanh nghiệp cần mô tả đầy đủ các thông tin liên quan tới mô tả sản phẩm và số lượng dưới góc độ sản xuất. Nguyên vật liệu cấu thành và các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Đồng thời cũng cần làm rõ về số lượng dự định sản xuất, hàng tồn kho.v.v.

Phương thức dự định áp dụng và máy móc

Làm rõ các quy trình, kỹ thuật để cung ứng sản phẩm, các công đoạn tự gia công hay gia công bên ngoài.v.v Cùng đó là các mẫu máy móc, thiết bị đi kèm, thông số công suất và diện tích nhà xưởng.v.v.

Các loại máy móc thiết bị cần được liệt kê chi tiết và chính xác bởi nó sẽ ảnh hưởng tới các nguồn lực khác liên quan.

Liệt kê rõ các nguyên vật liệu và nguồn lực liên quan 

Danh sách nguyên vật liệu cần sử dụng, chất lượng và số lượng, nhà cung cấp là ai và liệu những loại nguyên vật liệu này có thể thay thế được hay không. Kèm theo đó là các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất như hư hỏng hay hết hạn.

Những yêu cầu khác về nhân lực như số lượng lao động, trình độ, tay nghề, kế hoạch đào tạo.v.v cũng nên được làm rõ

Trong khi lập quá trình sản xuất, chúng ta nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Cố gắng tận dụng nguồn nhân lực có sẵn, tránh lãng phí
  • Đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn

Nên có những phương án dự phòng đảm bảo rằng khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra ngoài dự kiến, chúng ta vẫn có phương án dự phòng, tránh trường hợp bị đình trệ.

Lập danh sách các việc cần làm và mục tiêu tương ứng trong khoảng thời gian nhất định Việc này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tất cả những việc sẽ làm trong tương lai và sắp xếp chúng một cách kỹ lưỡng theo từng khoảng thời gian như ngày, tháng, năm.v.v.

Để tỷ lệ hoàn thành có thể đạt mức cao nhất, đừng quên thiết lập các mục tiêu tương ứng cho từng hạng mục công việc.

2.2. Vị trí nào trong công việc cần đến kỹ năng MPS

MPS chủ yếu sẽ phục vụ chính cho vị trí nào trong công việc đối với quá trình sản xuất?

Cụ thể MPS sẽ phục vụ chính cho vị trí người quản lý sản xuất hoặc là chuyên viên sản xuất. Ngoài trợ lý sản xuất thì kỹ năng về MPS còn có khả năng phục vụ cho công việc của nhân viên của phòng kế hoạch sản xuất hay là đối với vị trí trợ lý quản lý sản xuất,…

Đó là những vị trí với tính chất công việc liên quan đến quá trình lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch sản xuất phù hợp với mục đích giúp chất lượng đầu ra đạt được hiệu suất cao nhất.

2.3. Điểm khác biệt giữa MPS và MRP trong quá trình sản xuất

Có rất nhiều bạn luôn thắc mắc rằng sự khác biệt giữa MRP và MPS là gì?

Xét về bản chất thì hai hoạt động này hoàn toàn khác nhau về mục đích sử dụng cũng như là khác nhau về nội dung công việc.

MPR chính là một loại bảng biểu giúp thể hiện kế hoạch đối với việc đặt mua vật liệu đối với một loại sản phẩm nhất định nào đó. Trong khi đó MPS lại là một kế hoạch sản xuất giúp quyết định khi nào thì cần phải dùng một loại nguyên liệu nhằm tạo nên sản phẩm thuộc doanh nghiệp.

Số lượng vật liệu cần sử dụng đến trong MRP thường phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đó cần sản xuất, đây chính là nhu cầu phụ thuộc. Nhưng với MPS thì lại khác, MPS dùng các dữ liệu nhu cầu một cách trực tiếp từ những đơn đặt hàng đến từ khách hàng, đến từ đối tác và các dự đoán cũng được thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp hơn.

CHỨC NĂNG CỦA MPS TRONG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH

Thông qua những chia sẻ về MPS là gì. Chúng ta dễ dàng nhận biết được vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định loại sản phẩm và thời gian sản xuất. Tạo thành cơ sở giao tiếp, kết nối giữa việc bán hàng và sản xuất.

Ngoài ra MPS cũng cung cấp nhiều tiện ích quan trọng cho quá trình bảo vệ doanh nghiệp khỏi những sự cố bất ngờ ảnh hưởng tới hoạt động và phân bổ nguồn lực:

  • Hình thành lịch trình có khả năng đáp ứng được nhiều mục tiêu cùng lúc;
  • Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên mà doanh nghiệp sẵn có;
  • Kiểm soát tỷ lệ hàng tồn kho ở mức phù hợp;
  • Cân bằng quá trình sản xuất, bán hàng và phân bổ nhân lực;
  • Mọi hoạt động tương tác với khách hàng được diễn ra liền mạch.

Đồng thời, để có thể mang lại kết quả tuyệt với, MPS nên là một kế hoạch linh hoạt và có sự điều chỉnh về nhu cầu hoặc năng lực trong khoảng thời gian nhất định.

DỊCH VỤ CỦA IPQ

Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau:

  • Dịch vụ tư vấn của IPQ được thực hiện một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Khách hàng được theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình tư vấn dễ dàng.
  • Tạo điều kiện cho thu thập, phân tích, sử dụng và chia sẻ dữ liệu/ thông tin với khách hàng.

Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:

☎️ Điện thoại: 0915.69.4141

📧 Email: info@ipq.com.vn

🌐 Web: www.ipq.com.vn

Facebook: IPQ – Năng suất chất lượng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Stay updated on translation news



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chat với chúng tôi !