Chiến lược sản xuất là gì? Tầm quan trọng của chiến lược sản xuất đối với doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp, chiến lược sản xuất là một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của doanh nghiệp. 

Vậy Chiến lược sản xuất là gì, và những lưu ý khi thiết lập chiến lược như thế nào, hãy cùng IPQ tìm hiểu trong bài viết này nhé.

TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT

Chiến lược sản xuất là giải pháp của quá trình sản xuất được chọn lựa nhằm mục tiêu sản xuất sản xuất ra sản phẩm thỏa yêu cầu khách hàng và các ràng buộc về chi phí, chất lượng và thời gian.

Chiến lược sản xuất

Chiến lược sản xuất còn là một hoặc một số đề xuất đã được thống nhất, mang tính khái quát và cơ bản nhằm dẫn dắt hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt được mục đích chung của tập thể dựa vào nguồn lực hiện tại của công ty.

NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT

2.1. Phân loại các chiến lược sản xuất

Theo sản lượng và sản lọai hay số chủng lọai sản phẩm, các chiến lược sản xuất bao gồm:

  • Sản xuất đơn chiếc
  • Sản xuất hàng lọat
  • Sản xuất lượng lớn

a. Chiến lược sản xuất đơn chiếc

Sản xuất đơn chiếc là sản xuất với sản lượng thấp, cở lô nhỏ có thể là 1, sản lọai cao. Sản xuất đơn chiếc thường dùng để thỏa các đơn hàng đặc biệt. Quá trình sản xuất theo từng sản phẩm , mỗi sản phẩm 1 quá trình khác nhau. Với nhiều chủng lọai sản phẩm, quá trình sản xuất thường gián đọan, thiết bị sản xuất thường linh họat, đa dụng. Công nhân thừơng có kỹ năng cao, có thể thực hiện nhiều lọai công việc.

Sản xuất đơn chiếc thường sản xuất hay thiết kế theo đơn hàng. Mặt bằng sản phẩm cố định hay mặt bằng theo chức năng. Vật tư di chuyển theo từng lọat rời rạc, nhỏ. Tồn kho thường bao gồm nguyên liệu, bán phẩm và những vật tư hỗ trợ.

 Sản xuất đơn chiếc có nhìêu sản phẩm nên có bài tóan lộ trình và điều độ, kiểm sóat sản xuất  phức tạp, hay thay đổi. Tính bất định của kế họach sản xuất dẫn đến thực thi các họat động sản xuất phức tạp. Các đặc điểm của sản xuất đơn chiếc bao gồm:

  • Đầu tư tự động hóa cho các thiết bị sản xuất đa dụng.
  • Hệ thống nâng chuyển phải điều chỉnh để thích hợp với nhiều lọai sản phẩm.
  • Họach định sản xuất chi tiết, điều độ sản xuất phức tạp.

b. Chiến lược sản xuất hàng lọat

Sản xuất hàng lọat sản xuất với sản lượng trung bình, sản lọai trung bình. Sản xúât hàng lọat 1 sản phẩm, rồi chuyển sang sản xuất lọat sản phẩm khác. Sản xuất hàng lọat có cở lô trung bình, lô hàng có thể sản xuất 1 lần nhưng thường là lập lại theo chu kỳ.

Sản xuất hàng lọat nhằm thỏa nhu cầu liên tục của khách hàng về 1 lọai sản phẩm. Năng lực sản xuất cao, tốc độ sản xuất vượt quá tốc độ nhu cầu. Sản xúât hàng lọat 1 sản phẩm, rồi chuyển sang sản xuất lọat sản phẩm khác.

Sản xuất hàng lọat tồn kho ở mọi mức cấu trúc sản phẩm. Tồn kho bán phẩm lớn. Mức tồn kho sản phẩm gia tăng khi sản xuất và giảm khi đáp ứng nhu cầu, khi mức tồn kho giảm xuống đến 1 mức, hệ thống lại tái sản xuất. Thiết bị sản xuất hàng lọat thường là lọai đa dụng, nhưng có công suất cao.

Sản xuất hàng lọat thường sản xuất tồn kho, cũng có thể sản xuất hay lắp ráp theo đơn hàng. Mặt bằng theo chức năng. Sản phẩm qua các cụm chức năng theo lô, mỗi lô có thể có quy trình gia công khác nhau. Đơn hàng theo lô qua những khối chức năng khác nhau với lộ trình khác nhau. Mặt bằng có thể theo nhóm, cho họ sản phẩm. Thiết bị sản xuất hàng lọat thường là lọai đa dụng, nhưng có công suất cao.

Trong hệ thống sản xuất hàng lọat, thông tin thường không chính xác do sự thay đổi của đơn hàng, sự thay đổi quy trình theo sản phẩm. Họach định và điều độ sản xuất, ước lượng chi phí phức tạp, thay đổi thường xuyên. Hệ thống sản xuất hàng lọat có nhiều lọai sản phẩm, giảm thiểu thời gian thiết lập là bài tóan quan trọng cần thực hiện để cải tiến hệ thống.

Sản xuất theo nhóm là sản xuất theo họ sản phẩm theo công nghệ nhóm bởi các cụm máy. Cụm máy sản xuất theo nhóm thường có thể xem là nhà máy thu nhỏ không chỉ chức năng sản xuất , ngọai trừ các chức năng nghiên cứu phát triển và nhân sự, còn bao gồm cả các chức năng kỹ thuật, chất lượng, tiếp thị, bán hàng.

c. Chiến lược sản xuất lượng lớn

Sản xuất lượng lớn sản xuất với sản lượng cao, sản lọai thấp. Sản lượng cao cần cơ giới hóa, tự động hóa hệ thống sản xuất .Thiết bị sản xuất là lọai chuyên dụng, có công suất lớn, giành riêng cho sản phẩm. Với thiết bị sản xuất chuyên dụng, công nhân vận hành không có yêu cầu kỹ năng cao.

Dựa vào sản phẩm, sản xuất lượng lớn lại chia thành 2 lọai:

  • Sản xuất lập lại.
  • Sản xuất liên tục

Sản xuất lập lại là sản xuất lượng lớn với sản phẩm rời rạc. Sản lượng đủ lớn để có chuyền sản xuất giành riêng với thiết bị nâng chuyển liên tục. Thời gian sản xuất cố định, dễ kiểm sóat hệ thống, thời gian giao hàng tin cậy. Sản xuất lập lại có thể sản xuất nhiều sản phẩm, theo tốc độ nhu cầu, cần công nhân đa năng, thiết bị đa dụng, thời gian chuyển đổi ngắn.

Trong sản xuất lập lại, họach định lộ trình sản xuất, điều độ, kiểm sóat đơn giản. Chức năng họach định yêu cầu nguồn lực là quan trọng hơn họach định chi tiết yêu cầu năng lực sản xuất, chức năng kiểm sóat xưởng thu thập dữ liệu lượng sản phẩm đã sản xuất. Các đặc điểm Sản xuất lập lại bao gồm:

  • Tốc độ sản xuất cao.
  • Nhu cầu cao.
  • Thiết bị chuyên dụng, chuyền sản xuất giành riêng.
  • Thời gian sản xuất ngắn.
  • Các trạm đồng bộ hơn, điều độ và kiểm sóat đơn giản hơn.
  • Di chuyển vật tư lọat nhỏ, dòng vật tư gần liên tục
  • Tồn kho thành phẩm, nguyên liệu. Tồn kho bán phẩm thấp.

Sản xuất liên tục  là sản xuất lượng lớn với sản phẩm liên tục, đơn vị theo khối lượng, thể tích, chiều dài. Sản xuất liên tục  có các đặc điểm:

  • Tốc độ nhu cầu và sản xuất rất cao.
  • Phương tiện giành riêng. Thiết bị phối hợp, cùng tốc độ sản xuất .
  • Tự động hóa cao
  • Lộ trình cố định
  • Dòng vật tư liên tục, đồng bộ.
  • Kiểm sóat sản xuất bằng cách thay đổi lưu lượng.
  • Tồn kho thành phẩm, nguyên liệu. Tồn kho bán phẩm thấp.

2.2. Những lưu ý khi lập chiến lược sản xuất

Xác định được sản phẩm – thị trường phù hợp

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính linh động cao do thường hướng đến các thị trường nhỏ. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng có thể tiêu thụ được. Hãy chọn cho doanh nghiệp của mình một cặp sản phẩm – thị trường ít cạnh tranh, phù hợp nhưng cũng đừng quá bất khả thi.

Cân nhắc khi chạy theo số đông

Không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất mát rất lớn vì lo chạy theo tập thể, có thể là bởi cùng một sản phẩm nhưng đối thủ có sự khác biệt lớn hơn khiến sản phẩm của mình không thể tiêu thụ. Do vậy, trước khi đầu tư vào thị trường có tính cạnh tranh cao của một sản phẩm đang được ưa chuộng, hãy cân nhắc và tính toán đến những cơ hội dài hạn và sự khác biệt của mình so với đối thủ có đủ để lôi kéo khách hàng hay không.

Vạch ra và bám sát điểm đích của chiến lược

Vấn đề thấy sản phẩm này có lời thì sản xuất, có lãi thì chạy theo đã không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động này sẽ khiến vốn đầu tư bị dàn trải, lãng phí nguồn lực, không phát huy được tiềm năng của doanh nghiệp.

Với quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp cần phải xây dựng một mục tiêu rõ ràng, bám sát đích đến để tối ưu hóa được vốn, phân bổ và ưu tiên nguồn lực vào những lĩnh vực chính để thúc đẩy sản xuất, tăng hiệu suất làm việc.

Nâng cao trình độ quản lý, tích cực gắn kết nội bộ

Người quản lý là đầu tàu dẫn dắt cả doanh nghiệp, theo đó là các cấp nhân viên trực tiếp, gián tiếp tham gia quá trình sản xuất kinh doanh. Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời xây dựng một nền văn hóa nội bộ công ty vững mạnh để đoàn kết doanh nghiệp là điều cần phải thực hiện thường xuyên.

Tận dụng và tối ưu các phần mềm hỗ trợ trong quá trình thực hiện chiến lược

Đầu tư vào các phần mềm quản lý sẽ giúp giải hầu hết các bài toán khó trong sản xuất của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, các phần mềm sản xuất ngày nay còn có khả năng dự báo về nhu cầu thị trường trong tương lai dựa vào doanh thu, dữ liệu khách hàng,….Đây chính là cơ sở để người quản lý vạch ra các chiến lược sản xuất kế tiếp cho doanh nghiệp của mình, nhằm tối thiểu hóa rủi ro và chi phí gặp phải trong tương lai.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT

Khác với thương mại và dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất cần kết hợp các yếu tố: con người, tư liệu sản xuất, đối tượng, công cụ sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ để cấu thành sản phẩm, bên cạnh đó còn cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, máy móc,….

Đối với doanh nghiệp sản xuất, nếu sản phẩm làm ra không tìm được thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ rất khó để chuyển sang sản xuất lĩnh vực khác bởi nguồn lực và các yếu tố tài sản dài hạn. Chính vì vậy, việc đầu tiên trước khi doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư đó là lập cho mình một chiến lược sản xuất đúng đắn, khả thi dựa vào các nguồn lực hiện tại.

DỊCH VỤ CỦA IPQ

Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau:

  • Dịch vụ tư vấn của IPQ được thực hiện một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Khách hàng được theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình tư vấn dễ dàng.
  • Tạo điều kiện cho thu thập, phân tích, sử dụng và chia sẻ dữ liệu/ thông tin với khách hàng.

Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:

☎️ Điện thoại: 0915.69.4141

📧 Email: info@ipq.com.vn

🌐 Web: www.ipq.com.vn

Facebook: IPQ – Năng suất chất lượng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Stay updated on translation news



    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chat với chúng tôi !