Chi phí tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Và trong bối cảnh thế giới biến động như hiện nay, việc quản lý chi phí tài chính càng được các doanh nghiệp quan tâm hơn bao giờ hết.
Vậy Chi phí tài chính là gì? Ý nghĩa của chi phí tài chính đối với các doanh nghiệp. Hãy cùng IPQ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ TÀI CHÍNH
Chi phí tài chính hay Financial Charges là các loại chi phí hoặc khoản lỗ được tạo ra từ các hoạt động đầu tư tài chính, cho vay và đi vay vốn, chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, giao dịch mua chứng khoán và một số khoản chi phí khác.
Ví dụ như:
- Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính.
- Chi phí đối với khoản đi vay vốn.
- Chi phí góp vốn trong liên doanh sản xuất hoặc kinh doanh.
- Chi phí cho việc góp vốn liên kết doanh nghiệp hoặc liên kết hoạt động.
- Chi phí lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn hoặc khoản lỗ tỷ giá chênh lệch trong quá trình bán ngoại tệ.
- Chi phí cho hoạt động giao dịch chứng khoán.
- Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
- Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ.
- Lỗ tỷ giá hối đoái.
- Chi phí đối với khoản cho vay…
Trong nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp thì chi phí tài chính được gọi là tài khoản 635, thuộc tài khoản kế toán, được sử dụng nhằm phản ánh những khoản chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ hạch toán tài khoản này để tính ra doanh thu, lỗ hay lãi thu về của công ty.
Việc hạch toán chi phí tài chính không chỉ đơn giản là ghi chép lại những khoản chi phí phát sinh tại công ty, mà còn có một vai trò quan trọng là giúp hạch toán được những chi phí phát sinh, và dựa vào doanh thu có được để tính ra khoản lãi hoặc lỗ thực sự của doanh nghiệp.
NỘI DUNG CỦA CHI PHÍ TÀI CHÍNH
2.1. Chi phí tài chính bao gồm những gì?
Chi phí tài chính sẽ được chia thành chi phí bên nợ và bên có.
Chi phí tài chính bên nợ bao gồm:
- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, tiền lãi thuê tài sản thuê tài chính.
- Các khoản lỗ bán ngoại tệ.
- Chiết khấu thanh toán cho người mua.
- Chi phí từ các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
- Chi phí từ khoản lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.
- Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.
- Chi phí từ số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
- Các khoản chi phí từ hoạt động đầu tư tài chính khác.
Chi phí tài chính bên có bao gồm:
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Các chi phí không được tính vào chi phí tài chính bao gồm:
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chi phí xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp.
- Chi phí kinh doanh bất động sản.
- Chi phí trang trải bằng nguồn kinh phí khác.
2.2. Cách tính chi phí tài chính của doanh nghiệp
Với các khoản chi phí liên quan đến mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ hoặc cho vay vốn thì kế toán ghi:
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
- Có các TK 111, 112, 141,…
Khi bán chứng khoán kinh doanh, thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết phát sinh lỗ, thì kế toán ghi:
- Nợ các TK 111, 112,… (giá bán tính theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được)
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ)
- Có các TK 121, 221, 222, 228 (giá trị ghi sổ).
Khi nhận lại vốn góp vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà giá trị hợp lý tài sản được chia nhỏ hơn giá trị vốn góp, thì kế toán ghi:
- Nợ các TK 111, 112, 152, 156, 211,…(giá trị hợp lý tài sản được chia)
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số lỗ)
- Có các TK 221, 222.
Ý NGHĨA CỦA CHI PHÍ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Chi phí tài chính sẽ phản ánh một phần hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào mức chi phí tài chính tăng hoặc giảm có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của công ty, rà soát kế toán một cách chặt chẽ, tránh thường hợp thất thoát tiền, biển thủ, tham nhũng…
Nếu chi phí tài chính của một doanh nghiệp tăng thì có thể bao gồm hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Doanh nghiệp đang mở rộng hoặc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.
- Trường hợp hai: Trong một số trường hợp chi phí tăng còn là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, mất khả năng kiểm soát các khoản chi phí, thậm chí là lỗ nặng.
Tương tự như vậy, việc chi phí tài chính giảm cũng bao gồm hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Công ty đang gặp nhiều vấn đề trong quá trình kinh doanh doanh, không thể chi trả cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính
- Trường hợp 2: Đây còn có thể là kết quả của việc doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả các khoản chi tiêu, giảm chi phí kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng lợi nhuận.
Do vậy, cần chú ý kết hợp nhiều biện pháp để đưa ra đánh giá và dự báo tài chính chính xác nhất, từ đó đưa ra những kế hoạch phát triển hợp lý cho doanh nghiệp.
DỊCH VỤ CỦA IPQ
Hiện nay, Chi phí tài chính là một trong các vấn đề mà Quy trình Tư vấn năng suất của IPQ có thể giải quyết thông qua các công cụ của Lean – Six Sigma được.
Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giải quyết triệt để vấn đề, đồng thời giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau:
- Dịch vụ tư vấn của IPQ được thực hiện một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Khách hàng được theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình tư vấn dễ dàng.
- Tạo điều kiện cho thu thập, phân tích, sử dụng và chia sẻ dữ liệu/ thông tin với khách hàng.
Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:
☎️ Điện thoại: 0915.69.4141
📧 Email: info@ipq.com.vn
🌐 Web: www.ipq.com.vn
Facebook: IPQ – Năng suất chất lượng
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
- Gemba Walk là gì? Lợi ích của các doanh nghiệp khi áp dụng Gemba Walk trong sản xuất
- Zero Quality Control là gì?
Stay updated on translation news