Check Sheet là gì? Lợi ích của việc áp dụng Check Sheet

Hiện nay, các doanh nghiệp liên tục thực hiện các phương pháp đánh giá, đo lường nhằm mục đích tăng năng suất và chất lượng của bản thân doanh nghiệp. Để có được những sự đo lường và đánh giá đúng thực tế, hiệu quả nhất thì cần có một đầu vào thông tin thực sự chính xác. Chính vì vậy, Check Sheet là một công cụ rất phổ biến hiện nay.

Vậy Check Sheet là gì? Hãy cùng IPQ tìm hiểu về Check Sheet trong bài viết này nhé.

TỔNG QUAN VỀ CHECK SHEET

Phiếu kiểm tra chất lượng hay còn được gọi là Check sheets, là một dạng biểu mẫu dùng để thu thập, ghi chép các dữ liệu chất lượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra những quyết định xử lí phù hợp.

Check sheet

Ví dụ: Bạn muốn lưa lại thông tin sản lượng và tỷ lệ hàng lỗi hàng ngày trong một công đoạn nào đó. Hoặc bạn muốn theo dõi tỷ lệ hàng lỗi đang thay đổi thế nào theo thời gian để có biện pháp khắc phục kịp thời trước khi tình trạng trở nên xấu hơn.

Thực sự, một số check sheet được thiết kế như một biểu đồ tần suất (histogram) dạng đơn giản.

Đây là một công cụ cải tiến quy trình và giải quyết vấn đề hiệu quả.

Phiếu kiểm tra có hai loại chính:

  • Phiếu kiểm tra lưu thông tin: Được sử dụng với mục đích dùng để theo dõi công việc hàng ngày hay thao tác trong các công đoạn có tiến triển tốt hay không. Trong phiếu kiểm tra lưu thông tin còn được chia thêm thành hai loại. Một là phiếu kiểm tra lưu thông tin dùng để lưu lại hiện trạng của một công đoạn hay tổng thể và phiếu kiểm tra dùng để quản lý dùng để so sánh hiện trạng với tiêu chuẩn nhằm sớm phát hiện vấn đề.
  • Phiếu điều tra: Dùng để tổng hợp các thông tin cần thiết để điều tra nguyên nhân và hiện trạng của một vấn đề.

NỘI DUNG CỦA CHECK SHEET

2.1. Mục tiêu sử dụng của Check Sheet

Check Sheet có hai mục đích chủ yếu, đó là:

  • Để thu thập dữ liệu một cách dễ dàng nhất
  • Sau khi thu thập, có thể đưa vào sử dụng ngay mà không phân tích hay sắp xếp lại.

Công cụ này thường được sử dụng để nắm bắt vấn đề, hiện trạng một cách rõ ràng:

  • Kiểm tra hiện trạng có đang được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn hay không.
  • Sắp xếp kết quả kiểm tra vào check sheet, giúp nắm bắt nhanh chóng tiêu chuẩn chất lượng.

Chọn ra trước các hạn mục cần kiểm tra và check lại lần lượt các hạng mục, để ngăn chặn trước những vấn đề có thể xảy ra.

2.2. Các loại Check Sheet thường được sử dụng

Có những loại check sheet thường được sử dụng phổ biến như sau:

  • Bảng kiểm tra phân loại (Classification check sheet)
  • Bảng kiểm tra định vị (Defect location check sheet)
  • Bảng kiểm tra tần suất (Frequency check sheet)
  • Bảng kiểm tra thang đo (Measurement scale check sheet)
  • Danh sách kiểm tra (Check list)

2.3. Khi nào nên sử dụng Check Sheet

Có thể thấy được rằng Check Sheet là một công cụ khá linh hoạt. Vậy khi nào nên sử dụng công cụ này?

  • Khi dữ liệu có thể được quan sát và thu thập nhiều lần bởi cùng một người hoặc tại cùng 1 địa điểm.
  • Thu thập dữ liệu về tần suất của các sự kiện, khiếm khuyết, vị trí khuyết tật, nguyên nhân lỗi hoặc các vấn đề tương tự.
  • Khi thu thập dữ liệu từ một quy trình sản xuất…

2.4. Cách thức thiết lập Check Sheet

Để thiết lập 1 check sheet tốt chúng ta thực hiện 4 bước sau:

B1: Lập kế hoạch thu thập dữ liệu

Bước này ta cần xác định rõ cần trả lời là gì? Càng rõ rang càng tốt, ví dụ Muốn biết trong 8 nhóm lỗi thường có của ngành lỗi nào phát sinh nhiều nhất trong tuần

Sau đó ta xác định dữ liệu cần thu thập, thu thập như thế nào? Ở đâu, khi nào, ai thu thập

B2: Thiết kế Check sheet

Bước này ta xem xét Với thông tin cần thu thập, dạng Bảng kiểm tra nào là phù hợp? Đảm bảo nhanh, dễ, phù hợp và giảm việc xử lý lại dữ liệu

B3: Tiến hành thu thập dữ liệu

Hướng dẫn cách thức thu thập dữ liệu cho nhân viên

Ghi nhận phản hồi quá trình thu thập dữ liệu của họ

B4: Xem xét và điều chỉnh

Rà soát thông tin thu được và quá trình thu thập -> có khó khăn, hạn chế nào không

Thực hiện các điều chỉnh cần thiết để thu thập được dữ liệu chính xác và nhanh chóng

2.5. Lưu ý khi lập và sử dụng Check Sheet

Một số lưu ý khi lập và sử dụng Check Sheet như sau:

  • Chú ý tránh trường hợp “nhiều dữ liệu nhưng rất ít thông tin” (DRIP- data rich and information poor) và những bảng thu thập dữ liệu chỉ mang tính ghi chép và khó nhìn được thông tin hữu ích.
  • Khi thiết kế một check sheet cần phải suy nghĩ mục đích của nó.
  • Sử dụng Bảng kiểm tra là bước đầu tiên trong kiểm soát chất lượng hoặc giải quyết vấn đề, nhờ đó mô tả 1 vài khía cạnh của quá trình, giảm chủ quan, nắm rõ hơn bức tranh biến đổi của quá trình
  • Khi diễn dịch kết quả từ thông tin thu thập được, tránh các loại sai lầm thường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: 1) Sai lệch do thiếu sót dữ liệu; 2) Sai lệnh do tương tác lẫn nhau; 3) Sai lệch do.
  • Xác định rõ ràng kiểu loại phiếu kiểm tra chất lượng sẽ sử dụng
  • Hình thức phiếu kiểm tra chất lượng phải đơn giản, dễ hiểu, dễ nhận biết các dao động hoặc độ phân tán của các sai sót để mọi nhân viên có thể sử dụng một cách dễ dàng.
  • Cách kiểm tra và mã số phải thống nhất
    Cách bố trí phản ánh theo trình tự quá trình và các hoạt động
  • Ghi rõ nhân viên ghi phiếu kiểm tra, nơi kiểm tra và các bộ phận được thông báo khi xuất hiện các trường hợp bất thường.

Ví dụ:

Sau đây là ví dụ về một loại phiếu kiểm tra các dạng khuyết tật của xe máy.

DỊCH VỤ CỦA IPQ

Hiện nay, Check Sheet là một trong các công cụ mà Quy trình Tư vấn năng suất của IPQ có thể giải quyết thông qua các công cụ của Lean – Six Sigma được.

Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giải quyết triệt để vấn đề, đồng thời giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau:

  • Dịch vụ tư vấn của IPQ được thực hiện một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Khách hàng được theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình tư vấn dễ dàng.
  • Tạo điều kiện cho thu thập, phân tích, sử dụng và chia sẻ dữ liệu/ thông tin với khách hàng.

Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:

☎️ Điện thoại: 0915.69.4141

📧 Email: info@ipq.com.vn

🌐 Web: www.ipq.com.vn

Facebook: IPQ – Năng suất chất lượng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Stay updated on translation news



    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chat với chúng tôi !