Hiện nay, các công cụ biểu đồ ngày càng có sự đóng góp quan trọng trong hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp. Trong đó có các loại biểu đồ như: Biểu đồ quan hệ, Biểu đồ Hộp,…
Vậy hãy cùng IPQ tìm hiểu về Biểu đồ hộp ở trong bài viết này nhé.
TỔNG QUAN VỀ BIỂU ĐỒ HỘP
Biểu đồ hộp hay Box Plot hoặc Biểu đồ hộp và râu – Box and Whisker plot là biểu đồ diễn tả 5 vị trí phân bố của dữ liệu, đó là: giá trị nhỏ nhất (min), tứ phân vị thứ nhất (Q1), trung vị (median), tứ phân vị thứ 3 (Q3) và giá trị lớn nhất (max).
Boxplot thể hiện phân phối dữ liệu của các thuộc tính số thông qua các “tứ phân vị”.
NỘI DUNG CỦA BIỂU ĐỒ HỘP
2.1. Đặc trưng của Biểu đồ hộp
Biểu đồ hộp giúp biểu diễn các đại lượng quan trọng của dãy số như giá trị nhỏ nhất (min), giá trị lớn nhất (max), tứ phân vị (quartile), khoảng biến thiên tứ phân vị (Interquartile Range) một cách trực quan, dễ hiểu.
Trên biểu đồ hộp, ngoài các đại lượng số trung bình, trung vị, còn thể hiện một số thông số sau:
(1) Số phân tử hay còn gọi là tứ phân vị (Quartiles): Tứ phân vị là đại lượng mô tả sự phân bố và sự phân tán của tập dữ liệu. Số phân tử có 3 giá trị, đó là số phân tử thứ nhất (Q1), thứ nhì (Q2) và thứ ba (Q3). ‘
Ba giá trị này chia một tập hợp dữ liệu (đã sắp xếp dữ liệu theo trật từ bé đến lớn) thành 4 phần có số lượng quan sát đều nhau.
Tứ phân vị được xác định như sau:
- Sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần
- Cắt dãy số thành 4 phần bằng nhau
- Tứ phân vị là các giá trị tại vị trí cắt
(2) Khoảng biến thiên số phân tử (Interquartile Range – IQR) IQR được xác định như sau:
Ví dụ: Xét một ví dụ về việc sử dụng biểu đồ hộp:
Dưới đây mô tả sử dụng biểu đồ hộp để phân tích, nhận biết vấn đề.
Ví dụ, với số liệu thu thập được về tỉ lệ làm lại (Rework Ratio) trong quá trình sản xuất, (có xmin = 0,0; Q1 = 14,9; x = 19,0; x = 15,8; Q3 = 20,6; xmax =23,2) ta có biểu đồ hộp với hình dáng biểu đồ như sau:
Trung bình tỉ lệ làm lại là 15,8%, trung vị là 19%.
Dữ liệu có xu hướng nghiêng nhiều về phía trên giá trị trung bình.
Khoảng số phân tử = Q3 – Q1 = 20,6 – 14,9 = 5,7
Khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất là 23,2 – 0 = 23,2.
Nhìn chung, tỉ lệ làm lại cao và quá trình có sự dao động lớn, không ổn định, kiểm soát chất lượng kém. Tuy nhiên, biểu đồ hộp giúp nhìn trực quan hơn khi so sánh 3 giai đoạn hoặc khu vực khác nhau như hình dưới đây:
Nhận xét:
Với ba lần thu thập dữ liệu về tỉ lệ làm lại vào thời điểm tháng 11/2011, tháng 3/2012 và tháng 6/2012, dữ liệu vào thời điểm tháng 11/2011 cho thấy quá trình kiểm soát lỗi kém vì xu hướng tập trung của dữ liệu (trung vị) ở mức cao, độ dao động lớn.
Kiểm soát chất lượng vào thời điểm tháng 3/2012 là tốt nhất vì dữ liệu về tỉ lệ làm lại tập trung ở mức thấp, dao động ở phạm vi hẹp.
2.2. Tạo biểu đồ hộp đơn giản trên Excel
Để vẽ được biểu đồ hộp, trước hết bạn sẽ cần có 1 tập dữ liệu. Sau đó chúng ta chỉ cần thực hiện một số thao tác chọn mẫu biểu đồ trên Excel là có thể tạo ra ngay mẫu biểu đồ này. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1. Trong ví dụ này ta sẽ chọn dải ô A1:A7 là nơi có sẵn tập dữ liệu đã chuẩn bị trước:
Chú ý: Bạn không cần sử dụng tính năng sắp xếp dữ liệu từ nhỏ nhất tới lớn nhất nhưng thao tác này giúp ta phân tích rỗ hơn về biểu đồ hộp.
Bước 2. Trên thanh công cụ của Excel chọn thẻ Insert > nhấn chọn nhóm tiếp mục Chart > chọn tiếp biểu tượng Statistic Chart như hình bên dưới
Bước 3. Nhấn chọn biểu đồ trong phần Box and Whisker.
Lúc này ta thu được biểu đồ như hình dưới đây
Giải thích các thành phần trong biểu đồ:
- Dòng giữa của hộp thể hiện số trung vị hoặc số ở giữa (8).
- Dấu x trong hộp cho biết giá trị trung bình (cũng là giá trị 8 trong ví dụ này).
- Trung vị chia tập dữ liệu thành 2 nửa. Nửa dưới 2,4,5 và nửa trên 10,12,15.
- Dòng dưới cùng của hộp biểu thị giá trị trung bình của nửa dưới hoặc phần tư thứ nhất (4).
- Dòng trên cùng của hộp biểu thị giá trị trung bình của nửa trên hoặc phần tư thứ ba (12).
- Đường thẳng đứng hay còn gọi là Râu kéo dài từ hai đầu hộp giữa gái trị nhỏ nhất (2) và giá trị lớn nhất (15).
LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỂU ĐỒ HỘP
Biểu đồ Hộp mang lại cho doanh nghiệp một số lợi ích như:
- Hiển thị đồ họa vị trí của một biến và trải rộng trong thời gian ngắn.
- Cung cấp một số dấu hiệu về tính đối xứng và độ lệch của dữ liệu
- Giống như nhiều phương pháp hiển thị dữ liệu khác, Biểu đồ hộp hiển thị các ngoại lệ và sai lỗi.
- Giúp người sử dụng có thể nhanh chóng so sánh các tập dữ liệu với nhau.
DỊCH VỤ CỦA IPQ
Hiện nay, các công cụ như Biểu đồ hộp được IPQ áp dụng vào Quy trình tư vấn năng suất của mình một cách linh hoạt và hợp lý.
Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau:
- Dịch vụ tư vấn của IPQ được thực hiện một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Khách hàng được theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình tư vấn dễ dàng.
- Tạo điều kiện cho thu thập, phân tích, sử dụng và chia sẻ dữ liệu/ thông tin với khách hàng.
Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:
☎️ Điện thoại: 0915.69.4141
📧 Email: info@ipq.com.vn
🌐 Web: www.ipq.com.vn
Facebook: IPQ – Năng suất chất lượng
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
- Gemba Walk là gì? Lợi ích của các doanh nghiệp khi áp dụng Gemba Walk trong sản xuất
- Zero Quality Control là gì?
Stay updated on translation news