Six Sigma

Năng lực Six Sigma là gì? Năng lực tối thiểu đối với các cấp Six Sigma

Việc áp dụng Six Sigma đã ngày càng phổ biến đối với các doanh nghiệp hiện nay, trong đó có cả các doanh nghiệp Việt Nam và các FDI. Tuy nhiên, để có thể triển khai một dự án Six Sigma, doanh nghiệp cần nắm được các cấp độ về năng lực SS. 

Vậy Năng lực Six Sigma là gì? Hãy cùng IPQ tìm hiểu về Năng lực Six Sigma trong bài viết dưới đây nhé.

CƠ SỞ CỦA TIÊU CHUẨN SIX SIGMA

1.1. Six Sigma là gì?

Six Sigma là một tập hợp các phương pháp và công cụ được sử dụng để cải thiện các quy trình kinh doanh bằng cách giảm các lỗi và sai sót, giảm thiểu sự thay đổi cũng như tăng chất lượng và hiệu quả.

six sigma

Mục tiêu của Six Sigma là đạt được mức chất lượng gần như hoàn hảo, chỉ có 3,4 lỗi trên một triệu cơ hội. Điều này đạt được bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận có cấu trúc gọi là DMAIC (Xác định, Đo lường, Phân tích, Cải thiện, Kiểm soát) để xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây ra biến đổi cũng như cải thiện các quy trình.

1.2. Lợi ích của việc sử dụng Lean Six Sigma

Các tổ chức phải đối mặt với chi phí gia tăng và những thách thức mới mỗi ngày. Six Sigma mang lại lợi thế cạnh tranh theo những cách sau:

Cải thiện năng suất

Chứng nhận Six Sigma đang nhanh chóng trở thành một cách phổ biến để các doanh nghiệp đảm bảo rằng nhân viên của họ được đào tạo bài bản về kiểm soát chất lượng. Khi được áp dụng đúng cách, Six Sigma có thể có tác động đáng kể đến năng suất, hiệu quả và lợi nhuận.

Giảm chi phí

Six Sigma là một tập hợp các kỹ thuật và công cụ để cải tiến quy trình. Đó là một cách tiếp cận dựa trên dữ liệu nhằm tìm cách xác định và loại bỏ các nguồn gây ra lỗi và biến thể trong quy trình kinh doanh. Six Sigma đã được chứng minh là một cách hiệu quả để giảm chi phí và cải thiện chất lượng trong nhiều tổ chức.

Tăng uy tín và niềm tin của nhà đầu tư

Các tổ chức có nhân viên được chứng nhận Six Sigma thường được coi là cam kết hơn về chất lượng và cải tiến liên tục. Điều này có thể dẫn đến tăng sự tin tưởng từ các nhà đầu tư và các bên liên quan khác, điều này có thể chuyển thành hỗ trợ nhiều hơn cho tổ chức.

Cải thiện sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng

Một trong những lợi thế quan trọng của chứng nhận Six Sigma là khả năng cải thiện sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng. Nó thực hiện điều này bằng cách cung cấp các công cụ và đào tạo cần thiết cho nhân viên được chứng nhận Six Sigma để họ có thể xác định chính xác các khu vực trong tổ chức nơi dịch vụ khách hàng cần cải thiện.

Mục đích của quy trình này là giảm bớt hoặc loại bỏ các lĩnh vực cải tiến này để khách hàng có nhiều khả năng có trải nghiệm tích cực hơn khi tương tác với Tổ chức.

Giảm chi phí luân chuyển nhân viên và đào tạo

Luân chuyển nhân sự luôn là thách thức đối với doanh nghiệp. Ngoài các chi phí liên quan đến quảng cáo và phỏng vấn nhân viên mới, còn có chi phí đào tạo khi nhân viên mới thích nghi với vai trò của họ.

Cải thiện Văn hóa Công ty

Chứng chỉ Six Sigma yêu cầu nhân viên làm việc cùng nhau như một nhóm để đạt được các mục tiêu chung, nó thúc đẩy văn hóa giao tiếp và cộng tác. Kết quả là, các tổ chức được chứng nhận Six Sigma có xu hướng thành công hơn và có những nhân viên hạnh phúc hơn.

CẤP ĐỘ CHỨNG NHẬN SIX SIGMA

Chứng chỉ Six Sigma hiện nay được chia theo các cấp bậc giống như trình độ võ thuật, cụ thể là dựa trên các cấp độ của hệ thống võ thuật Judo. 

Các cấp độ đai này cho biết mức độ kinh nghiệm mà các cá nhân được chứng nhận có và vai trò mà họ đủ điều kiện đảm nhận trong việc hoàn thành và quản lý các dự án Six Sigma.

Hiện nay, Năng lực Six Sigma hay cấp độ Six Sigma được chia làm 6 loại, bao gồm:

  • Six Sigma Champion;
  • Người quản lý triển khai;
  • Người tài trợ dự án;
  • Six Sigma Master Black Belt;
  • Six Sigma Black Belt;
  • Six Sigma Green Belt;
  • Six Sigma Yellow Belt;

Hãy cùng IPQ tìm hiểu kỹ hơn về các cấp độ LSS dưới đây.

2.1. Champion – Nhà vô địch

Người này có thể là một thành viên cấp cao của tổ chức, ví dụ: giám đốc hoặc phó giám đốc chất lượng và là người có tầm ảnh hưởng lớn trong tổ chức. Người này sẽ

a) xác định chiến lược cho việc triển khai 6-Sigma trong toàn bộ tổ chức, và

b) chịu trách nhiệm cho việc thiết lập và thúc đẩy mục tiêu kinh doanh liên quan đến sáng kiến 6-Sigma.

2.2. Người quản lý triển khai

Để theo dõi và quản lý việc triển khai 6-Sigma, mọi tổ chức sẽ cần có Người quản lý triển khai. Tùy theo quy mô của tổ chức, đây có thể là một vị trí toàn thời gian. Các vai trò của Người quản lý triển khai như sau:

a) thúc đẩy sáng kiến 6-Sigma,

b) cùng với quản lý cấp cao xác định bản chất của việc mở rộng 6-Sigma trong công ty, số lượng Trưởng Đại đen, Đai đen, Đai xanh, v.v…và thời hạn hoạt động của những người này;

c) liên hệ và báo cáo với quản lý cấp cao về tiến độ của mọi sáng kiến 6-Sigma,

d) thu hút các Nhà Tài trợ dự án mới và tuyển dụng các ứng cử viên Trưởng đai đen và Đai đen mới cho mục đích của 6-Sigma;

e) thương lượng với các bộ phận khác nhau của công ty về sự biệt phái, và sau đó bố trí lại của các ứng cử viên Đại đen;

f) quản lý mọi phương tiện được cung cấp cho việc theo đuổi 6-Sigma, ví dụ: trung tâm 6-Sigma cho việc sử dụng của Trưởng đại đen, Đai đen;

g) tìm kiếm các dự án tiềm năng; và

h) tham gia vào việc xem xét cổng “chính”, khi cần.

2.3. Người tài trợ dự án

Người tài trợ dự án đặc biệt quan trọng đối với kết quả thành công của dự án 6-Sigma. Người này có thể là người sở hữu quá trình trong đó dự án 6-Sigma được thực hiện. Nhiệm vụ của Người tài trợ dự án gắn với (1) sự thành công của dự án, (2) tầm quan trọng và sử dụng hiệu quả các xem xét cổng, (3) thể chế hóa mọi giải pháp vấn đề, (4) thay thế hình thức kinh doanh cũ có giải pháp mới, và (5) thỏa mãn mọi nhu cầu về đào tạo.

Vai trò chính của Người Tài trợ dự án như sau:

a) bảo vệ phương pháp luận 6-Sigma với các bộ phận ngang cấp và cao hơn trong tổ chức;

b) hỗ trợ dự án 6-Sigma được chỉ định

c) cung cấp nguồn lực do Đai đen yêu cầu và được yêu cầu đối với dự án 6-Sigma,

d) loại bỏ mọi “rào cản” Đai đen gặp phải trong việc hoàn thành dự án;

e) trực tiếp tham gia vào tất cả các xem xét cổng và ký nháy xác nhận tại giai đoạn khi công việc được thực hiện đúng đắn;

f) đảm bảo việc thực hiện đầy đủ tất cả các khuyến nghị của dự án 6-Sigma,

g) đảm bảo rằng việc cải tiến xác định trong các dự án được chỉ định được thực hiện và duy trì; và

h) đảm bảo rằng các dự án đã hoàn thành được đánh giá về khả năng áp dụng cho các doanh nghiệp khác hoặc ở một nơi khác trong cùng ngành.

2.4. Master Black Belt – Trưởng Đai đen

Vai trò của Trưởng đại đen là hỗ trợ Đại đen trong việc áp dụng phương pháp luận DMAIC, lựa chọi và sử dụng các công cụ và kỹ thuật được yêu cầu.

Cụ thể, Trưởng đai đen sẽ:

a) huấn luyện và cố vấn cho Đai đen trong việc áp dụng phương pháp luận DMAIC, lựa chọn và sỉ dụng các công cụ và kỹ thuật được yêu cầu,

b) hỗ trợ để các cải tiến đã được xác định trong các dự án được chỉ định được thực hiện và duy trì,

c) cung cấp “tư vấn” nội bộ về các kỹ năng thống kê nâng cao,

d) trợ giúp trong việc nhận biết các dự án cải tiến phù hợp,

e) trợ giúp trong việc xác định phạm vi của các dự án cải tiến được lựa chọn,

f) trợ giúp trong việc xem xét định kỳ dự án cải tiến,

g) cung cấp đào tạo cho Đai đen và Đai xanh về các công cụ và kỹ thuật đi kèm với 6-Sigma như yêu cầu,

h) xác định xem hoạt động đào tạo có thích hợp và hữu hiệu hay không, và

i) hướng dẫn các dự án cải tiến theo yêu cầu.

CHÚ THÍCH: Phụ thuộc vào quy mô, công ty có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn để cung cấp chức năng củ Trưởng đai đen khi không thể lấy Trưởng đai đen trong công ty vì Trưởng đai đen thường đòi hỏi kinh nghiệm ri ra từ nhiều công ty và sự hiểu biết kinh doanh rộng (họ thường nguyên là quản lý cấp cao trong công ty).

2.5. Black Belt – Đai đen

Đai đen được kỳ vọng cung cấp các lợi ích đã thỏa thuận của dự án Six Sigma cho tổ chức.

Khi đó, Đai đen sẽ

a) làm việc với những người khác để nhận biết và định lượng các cơ hội cải tiến,

b) tổ chức các nhóm đa ngành (tổ chức quá trình), khi cần, và quản lý các dự án cải tiến,

c) hướng dẫn các dự án cải tiến hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án Đai xanh sử dụng phương pháp luận DMAIC,

d) đào tạo, huấn luyện và cố vấn Đai xanh về phương pháp luận DMAIC và các kỹ thuật cải tiến quá trình liên quan, và

e) trực tiếp tham gia vào tất cả các xem xét cổng thông qua những nội dung đã được chuẩn bị sẵn về công việc đã hoàn thành đúng thời hạn, có nhấn mạnh đến những thành quả trong giai đoạn đang được xem xét.

2.6. Green Belt – Đai xanh

Đai xanh được kỳ vọng cung cấp các lợi ích đã thỏa thuận của dự án 6-Sigma cho tổ chức. Các hoạt động cải tiến này thường là trong lĩnh vực thông thường về sử dụng và vận hành của Đai xanh.

Khi đó, Đai xanh sẽ:

a) làm việc với “quản lý dây chuyền” bộ phận để nhận biết và định lượng các cơ hội cải tiến trong môi trường bộ phận đó,

b) được yêu cầu làm việc theo sự chỉ đạo của Đai đen là thành viên của dự án 6-Sigma lớn hơn do Đai đen dẫn dắt,

c) được yêu cầu hướng dẫn dự án 6-Sigma nhỏ hơn dưới sự chỉ đạo của Đại đen, và

d) có thể huấn luyện người vận hành quá trình (Đai vàng) về các phương pháp và hoạt động cải tiến quá trình.

2.7. Yellow Belt – Đai vàng

Đai vàng thường là người vận hành quá trình, theo nghĩa sản xuất hoặc văn phòng (giao dịch). Đại vàng được kỳ vọng tham gia vào các nhóm dự án 6-Sigma khi một dự án 6-Sigma có liên quan với quá trình trong đó Đai vàng hoạt động.

Khi đó, Đai vàng sẽ:

a) làm việc với Đai xanh từng bộ phận để nhận biết và định lượng các cơ hội cải tiến trong môi trường bộ phận đó,

b) được yêu cầu làm việc theo sự chỉ đạo của Đai đen hoặc Đai xanh là thành viên của dự án 6- Sigma lớn hơn do Đai đen dẫn dắt, và

c) được yêu cầu tham gia và dự án 6-Sigma nhỏ hơn dưới sự chỉ đạo của Đai xanh.

NĂNG LỰC TỐI THIỂU CẦN THIẾT ĐỐI VỚI CÁC CẤP SIX SIGMA

Năng lực tối thiểu cần thiết được yêu cầu đối với các cấp Six Sigma thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:

Kỹ năng Master Black Belt – Trưởng Đai đen Black Belt – Đai đen Green Belt – Đai xanh Yellow Belt – Đai vàng White Belt – Đai trắng
Nhận thức kinh doanh 3 2 1 1 1
Kỹ năng máy tính 3 3 1 1 1
Hướng vào khách hàng 3 3 3 3 2
Kỹ năng giao tiếp 3 3 2 1 1
Kỹ năng động viên 3 3 2 1 0
Kỹ năng tính toán 3 2 1 1 0
Kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn 3 2 3 1 0
Kỹ năng thuyết trình 3 3 2 0 0
Kỹ năng cải tiến quy trình 3 2 1 0 0
Kỹ năng quản lý quá trình 3 3 2 0 0
Kỹ năng quản lý dự án 3 3 2 0 0
Định hướng kết quả 3 3 2 2 0
Hiểu biết về các công cụ LSS 3 2 1 1 1
Kỹ năng thống kê 3 2 1 0 0
Sử dụng phần mềm thống kê 3 3 1 0 0
Kỹ năng đào tạo 3 3 1 0 0
Kỹ năng huấn luyện 3 2 2 0 0
Chú thích:

– Mức độ 0: Không cần thiết

– Mức độ 1: Năng lực cơ bản

– Mức độ 2: Năng lực sử dụng thành thạo

– Mức độ 3: Năng lực cao nhất

YÊU CẦU ĐÀO TẠO TỐI THIỂU VỀ SIX SIGMA

4.1. Yêu cầu đào tạo đối với cấp Champion – Nhà vô địch

Mục đích của việc đào tạo này là để cấp Champion – Nhà vô địch làm quen với phương pháp luận Six Sigma và để hiểu và đánh giá các công cụ hỗ trợ phương pháp luận. Bằng cách này, họ sẽ được chuẩn bị tốt để tiếp nhận các báo cáo từ các nhóm Six Sigma về tiến độ và các phát hiện của các dự án.

Việc đào tạo này cần có cùng nội dung như đối với đào tạo Green Belt – Đai xanh nhưng chú trọng hơn về lựa chọn dự án, xác định phạm vi dự án và thực hiện các khuyến nghị.

4.2. Yêu cầu đào tạo đối với Master Black Belt – Trưởng Đai đen

Quản lý cấp Master Black Belt – Trưởng Đai đen cần từng được công nhận là Black Belt – Đai đen và do đó đã tiếp nhận đào tạo cần thiết cho một Black Belt – Đai đen. 

Nếu không thì, Master Black Belt – Trưởng Đai đen cần được đào tạo thêm theo khuyến nghị để mở rộng kiến thức về các phương pháp thống kê, kỹ thuật toán học và kỹ thuật tổ chức quản lý liên quan khác. Chương trình đào tạo chính xác phải được điều chỉnh cho phù hợp với các cá thể cụ thể và với (các) lĩnh vực áp dụng (sản xuất hoặc giao dịch) mà Trưởng Đai đen dự kiến hỗ trợ.

4.3. Yêu cầu đào tạo đối với Black Belt – Đai đen

Một ứng cử viên Black Belt – Đai đen cần từng được đào tạo và được công nhận là Green Belt – Đai xanh hoặc có cấp độ kinh nghiệm và kiến thức tương đương.

Kiến thức của ứng cử viên Black Belt – Đai đen cần được xác nhận bằng bài viết tự luận hoặc đánh giá trắc nghiệm. Việc đánh giá có thể là nội bộ hoặc do một tổ chức bên ngoài thực hiện.

Ngoài việc tham gia chương trình đào tạo, mỗi ứng cử viên Black Belt – Đai đen cần hoàn thành ít nhất hai dự án Six Sigma đã được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. 

Đây có thể là chứng nhận nộ bộ hoặc chứng nhận bên ngoài. Các dự án này giúp cho ứng cử viên Black Belt – Đai đen cơ hội để chứng tỏ kiến thức và khả năng của mình trong việc áp dụng các công cụ Six Sigma. 

Các dự án Six Sigma bổ sung có thể được thực hiện nếu ứng cử viên Black Belt – Đai đen, do tính chất của hai dự án đầu tiên không thể chứng tỏ được toàn bộ kiến thức của họ về các công cụ Six Sigma.

4.4. Yêu cầu đào tạo đối với Green Belt – Đai xanh

Kiến thức của ứng cử viên Green Belt – Đai xanh cần được xác nhận bằng bài viết tự luận hoặc đánh giá trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Việc đánh giá có thể là nội bộ hoặc do một tổ chức bên ngoài thực hiện.

Ngoài việc tham gia chương trình đào tạo, mỗi ứng cử viên Green Belt – Đai xanh phải hoàn thành một dự án Six Sigma do một cơ quan có thẩm quyền chứng nhận phê chuẩn. Đây có thể là chứng nhận nội bộ hoặc chứng nhận bên ngoài.

Dự án cần do Black Belt – Đai đen độc lập củng làm việc trong bộ phận của ứng cử viên Green Belt – Đai xanh đánh giá. Việc đánh giá cần bao gồm kiểm tra miệng.

4.5. Yêu cầu đào tạo đối với Yellow Belt – Đai vàng

Chương trình đào tạo đối với ứng cử viên Yellow Belt – Đai vàng cần dưới hình thức hội thảo nâng cao nhận thức về Six Sigma trong đó cần giải thích về mục đích của Six Sigma và phương pháp luận. Mô tả chi tiết về các công cụ Six Sigma cần được giữ ở mức tối thiểu.

Tốt nhất việc đào tạo nên do một Black Belt – Đai đen đưa ra, nhưng Green Belt – Đai xanh cũng có thể thực hiện chức năng này.

Yellow Belt – Đai vàng khi tham gia vào nhóm dự án Six Sigma cần được đào tạo “tại chỗ” về việc ứng dụng các công cụ Six Sigma thích hợp đối với dự án. Việc đào tạo này cần do Green Belt – Đai xanh hoặc Black Belt – Đai đen đang triển khai dự án thực hiện.

CƠ SỞ HẠ TẦNG SIX SIGMA TRONG TỔ CHỨC

Loại cơ sở hạ tầng do bất kỳ tổ chức nào lựa chọn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không hề có sự phân định “đúng” hay “sai” nào. Những gì có kết quả với tổ chức này có thể không có hiệu quả với tổ chức khác. Tỷ lệ về các vai trò là để cung cấp trọng số quan trọng, có thể được điều chỉnh đối với bất kỳ ngành công nghiệp hoặc dịch vụ nào, đối với việc triển khai thành công và hoạt động tiếp diễn của sáng kiến Six Sigma.

Các yếu tố có xu hướng như sau:

  • Cấu trúc khung bị áp đặt bởi một cơ sở trung tâm;
  • Số lượng nhân viên tại địa điểm;
  • Bản chất của công việc.

Trong đó, có thể phân loại cơ sở hạ tầng Six Sigma của tổ chức như sau:

  • Cỡ lớn: Trên 1000 nhân viên tại một địa điểm;
  • Cỡ vừa: Từ 250 nhân viên đến 1000 nhân viên tại một địa điểm;
  • Cỡ nhỏ: Ít hơn 250 nhân viên tại một địa điểm.

5.1. Cơ sở hạ tầng Six Sigma cỡ lớn

Cơ sở hạ tầng khuyến nghị đối với các địa điểm có tổng thể cỡ lớn được thể hiện trong bảng sau:

Vai trò Số lượng Bình luận
Champion – Nhà vô địch 1 Vai trò thường xuyên
Master Black Belt – Trưởng Đai đen 1 trên 5 Đai đen Toàn thời gian
Black Belt – Đai đen 1 trên 5 Đai xanh Toàn thời gian; Thường được luân chuyển vai trò này trong khoảng thời gian 2 năm và sau đó trả về công việc bình thường
Green Belt – Đai xanh 1 trên 30 Đai vàng  Bán thời gian; Biệt phái cho dự án theo nhu cầu
Yellow Belt – Đai vàng Toàn thể nhân viên Bán thời gian; Biệt phái cho dự án theo nhu cầu
Ghi chú: Con số trong bảng này mang tính tương đối và chưa chắc đã phù hợp với tất cả các trường hợp của các công ty.

5.2. Cơ sở hạ tầng Six Sigma cỡ vừa

Cơ sở hạ tầng khuyến nghị đối với các địa điểm có tổng thể cỡ vừa được thể hiện trong bảng sau:

Vai trò Số lượng Bình luận
Champion – Nhà vô địch 1 Bán thời gian
Master Black Belt – Trưởng Đai đen 1 trên 5 Đai đen Toàn thời gian, thường chỉ có trong các tổ chức 500 nhân viên
Black Belt – Đai đen 1 trên 5 Đai xanh Pha trộn giữa toàn thời gian và bán thời gian; Thường lưu trú ở khu vực làm việc thông thường của họ
Green Belt – Đai xanh 1 trên 30 Đai vàng  Bán thời gian; Biệt phái cho dự án theo nhu cầu
Yellow Belt – Đai vàng Toàn thể nhân viên Bán thời gian; Biệt phái cho dự án theo nhu cầu
Ghi chú: Con số trong bảng này mang tính tương đối và chưa chắc đã phù hợp với tất cả các trường hợp của các công ty.

5.3. Cơ sở hạ tầng Six Sigma cỡ nhỏ

Cơ sở hạ tầng khuyến nghị đối với các địa điểm có tổng thể cỡ lớn được thể hiện trong bảng sau:

Vai trò Số lượng Bình luận
Champion – Nhà vô địch 0 Các nhiệm vụ do một quản lý cấp cao thực hiện
Master Black Belt – Trưởng Đai đen 0 Không thường có tại hiện trường nhưng thay vào đó tổ chức nên sử dụng nguồn lực bên ngoài
Black Belt – Đai đen 1 trên 5 Đai xanh Bán thời gian; hoạt động trong lĩnh vực công việc thông thường của họ
Green Belt – Đai xanh 1 trên 30 Đai vàng  Bán thời gian; Biệt phái cho dự án theo nhu cầu
Yellow Belt – Đai vàng Toàn thể nhân viên Bán thời gian; Biệt phái cho dự án theo nhu cầu
Ghi chú: Con số trong bảng này mang tính tương đối và chưa chắc đã phù hợp với tất cả các trường hợp của các công ty.

DỊCH VỤ CỦA IPQ

Hiện nay, IPQ đang tiến hành tổ chức các khóa đào tạo Chứng nhận Six Sigma cho doanh nghiệp và các cá nhân có quan tâm, bao gồm 2 hình thức là Đào tạo In-house và Đào tạo Public.

Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:

☎️ Điện thoại: 0915.69.4141

📧 Email: info@ipq.com.vn

🌐 Web: www.ipq.com.vn

Facebook: IPQ – Năng suất chất lượng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khóa học Lean Six Sigma Green Belt – Lean Six Sigma Đai Xanh của IPQ

Khóa học Lean Six Sigma Yellow Belt – Lean Six Sigma Đai Vàng của IPQ 

Stay updated on translation news



    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chat với chúng tôi !