Để quá trình tiến hành sản xuất và phân phối hiệu quả của doanh nghiệp đạt chất lượng tốt nhất, nhà quản lý cần xác định những chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp của mình trong tương lai. Trong đó, Ma trận Chiến lược chính (Grand Strategy Matrix) là một trong những chiến lược rất được các doanh nghiệp quan tâm.
Hãy cùng IPQ tìm hiểu về Ma trận Chiến lược chính (Grand Strategy Matrix) trong bài viết này nhé.
TỔNG QUAN VỀ MA TRẬN CHIẾN LƯỢC CHÍNH
Ma trận chiến lược chính hay Grand Strategy Matrix, viết tắt là GS Matrix, là một công cụ được sử dụng phổ biến để hình thành các chiến lược có khả năng lựa chọn.
Ma trận chiến lược chính cũng dựa trên hai tiêu thức đánh giá là vị trí cạnh tranh và sự tăng trưởng của thị trường.
Mỗi góc phần tư trong số bốn góc phần tư có một số tùy chọn chiến lược và khuôn khổ được thiết kế để giúp bạn đánh giá hướng tiềm năng mà bạn quyết định chuyển sang kinh doanh.
NỘI DUNG MA TRẬN CHIẾN LƯỢC CHÍNH
2.1. Nội dung chi tiết
Ma trận chiến lược chính dựa trên hai khía cạnh đánh giá là vị trí cạnh tranh và tăng trưởng thì trường (ngành). Bất kì ngành kinh doanh nào có tốc độ tăng trưởng doanh số hàng năm vượt quá 5% đều có thể được xem là tăng trưởng nhanh.
Tất cả các doanh nghiệp (bộ phận doanh nghiệp) đều có thể nằm ở một trong bốn góc vuông chiến lược của ma trận chiến lược chính. Các chiến lược thích hợp cho doanh nghiệp được liệt kê theo thứ tự hấp dẫn trong mỗi góc vuông của ma trận.
(1) Các doanh nghiệp nằm ở góc vuông I của ma trận chiến lược chính đang có một vị trí chiến lược tuyệt vời.
+ Đối với những doanh nghiệp này, tiếp tục tập trung vào thị trường hiện tại (thâm nhập và phát triển thị trường) và sản phẩm (phát triển sản phầm) là những chiến lược thích hợp.
+ Nếu doanh nghiệp có thừa nguồn lực thì chiến lược kết hợp từ phía sau, phía trước hay theo chiều ngang đều có thể là những chiến lược hữu ích.
+ Khi doanh nghiệp quá tập trung vào một sản phẩm riêng lẻ thì sự đa dạng hoá tập trung có thể tận dụng được các cơ hội bên ngoài và làm giảm những rủi ro trong kinh doanh.
(2) Các công ty ở góc phần tư thứ II cần nghiêm túc đánh giá cách tiếp cận hiện tại của họ với thị trường.
+ Mặc dù ngành kinh doanh dang tăng trưởng nhưng doanh nghiệp rất khó cạnh tranh có hiệu quả và vì vậy phải xác định tại sao phương pháp kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp lại không hữu hiệu, doanh nghiệp có thể thay đổi như thế nào để cải thiện tốt nhất các hoạt động cạnh tranh của mình.
+ Vì doanh nghiệp thuộc ngành có sự tăng trưởng nhanh về thị trường nên chiến lược tập trung (tương phản với kết hợp hay đa dạng hoá) thường là sự chọn lựa đầu tiên.
+ Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không có khả năng đặc biệt hay lợi thế cạnh tranh thì sự kết hợp theo chiều ngang thường là chiến lược thay thế có nhiều khả quan. Và cuối cùng chiến lược thu hẹp hay rời bỏ thị trường cũng cần được xét đến. Chiến lược thu hẹp có thể cung cấp vốn để mua lại các doanh nghiệp khác hay mua lại cổ phần.
(3) Doanh nghiệp nằm ở góc vuông III cạnh tranh trong các ngành có mức tăng trưởng chậm và có vị trí cạnh tranh yếu.
+ Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những thay đổi đáng kể và nhanh chóng để tránh những thất bại lớn hơn và khả năng vỡ nợ.
+ Trước hết có thể nghĩ đến chiến lược cắt giảm: giảm vốn và những chi phí tốn kém (hạn chế chi tiêu). Một chiến lược khác có thể là chuyển nguồn lực ở lĩnh vực đang kinh doanh sang lĩnh vực hoạt động khác.
+ Nếu tất cả đều thất bại thì sự lựa chọn cuối cùng là thu hẹp hay từ bỏ thị trường.
(4) Các doanh nghiệp thuộc góc vuông thứ IV có vị trí cạnh tranh mạnh nhưng lại thuộc ngành có mức độ tăng trưởng thấp.
+ Những doanh nghiệp này có đủ sức mạnh để đưa các chương trình đa dạng hoá vào những linh vực tăng trưởng có nhiều hứa hẹn hơn.
+ Mức lưu thông tiền mặt của các doanh nghiệp này cao, nhu cầu tăng trưởng bên trong bị hạn chế và vì vậy các doanh nghiệp này thường có thể theo đuổi thành công các chiến lược đa dạng hoá tập trung, theo chiều ngang hay liên kết, liên doanh.
2.2. Phương pháp xây dựng Ma trận Chiến lược chính
Để xây dựng ma trận chiến lược chính GSM, các bước cần triển khai như sau:
Bước 1: Xác định các SBU chiến lược của doanh nghiệp;
Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và tốc độ tăng trưởng ngành của SBU chiến lược tương ứng;
Bước 3: Định vụ SBU trong 1 trong 4 vùng của ma trận và xác định chiến lược cụ thể theo vùng ma trận GSM đó.
Ví dụ: Ma trận Chiến lược chính của Eximbank:
Về vị thế cạnh tranh trên thị trường, Eximbank thuộc nhóm tương đối mạnh khi so sánh với các ngân hàng khác trên thị trường. Về tăng trưởng của thị trường, thị trường dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua tăng trưởng rất nhanh.
Dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các loại hình tổ chức tài chính khác trong bối cảnh hội nhập, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng và từ sự thay đổi công nghệ, các ngân hàng thương mại đang không ngừng mở rộng danh mục dịch vụ. Sự gia tăng nhanh chóng danh mục dịch vụ ngân hàng làm cho thị trường dịch vụ ngân hàng sôi động hơn, phát triển hơn và đã có ảnh hưởng tốt đến ngành.
Dựa vào hai yếu tố trên, ma trận chiến lược chính của Eximbank nằm ở vùng I.
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC ÁP DỤNG MA TRẬN CHIẾN LƯỢC CHÍNH
The Grand Strategy Matrix có một số lợi thế như:
- Đơn giản để sử dụng và hiểu được Ma trận;
- Có một danh sách đầy đủ các lựa chọn chiến lược;
- Có thể kích thích thảo luận và giúp đưa ra quyết định;
- Có thể được áp dụng cho bất kỳ ngành công nghiệp hoặc thị trường nào;
Bên cạnh đó, Ma trận chiến lược chính cũng có một số hạn chế như:
- Chỉ cung cấp các tùy chọn chứ không phải tiêu chí thành công xung quanh chúng;
- Cần sử dụng nó với các công cụ khác;
- Ma trận đơn giản nên mất đi một số sắc thái;
- Doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động ở nhiều góc phần tư nếu bạn có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ.
DỊCH VỤ CỦA IPQ
Hiện nay, Ma trận Chiến lược chính là một trong các công cụ được IPQ áp dụng vào Quy trình tư vấn năng suất của mình.
Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau:
- Dịch vụ tư vấn của IPQ được thực hiện một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Khách hàng được theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình tư vấn dễ dàng.
- Tạo điều kiện cho thu thập, phân tích, sử dụng và chia sẻ dữ liệu/ thông tin với khách hàng.
Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:
☎️ Điện thoại: 0915.69.4141
📧 Email: info@ipq.com.vn
🌐 Web: www.ipq.com.vn
Facebook: IPQ – Năng suất chất lượng
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
- Gemba Walk là gì? Lợi ích của các doanh nghiệp khi áp dụng Gemba Walk trong sản xuất
- Zero Quality Control là gì?
Stay updated on translation news