Nội dung chính
Trong hoạt động sản xuất, để gia tăng lợi nhuận thì ngoài việc tăng doanh thu thì việc giảm thiểu các lãng phí cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Thông qua bài viết này, IPQ sẽ chia sẻ cho bạn về 7 loại lãng phí và cách giảm thiểu chúng trong hoạt động của doanh nghiệp mình.
Lãng phí trong sản xuất là gì?
Theo nhiều cách tiếp cận khác nhau mà sẽ có những khái niệm về lãng phí cũng khác nhau. Qua nhiều phương pháp cải tiến năng suất hiện hành thì hiểu theo cách đơn giản lãng phí là các hoạt động hay kết quả không làm tăng giá trị cộng thêm cho một hoạt động hay dịch vụ nào đó.
Tuy nhiên không phải bất kì các hoạt động lãng phí nào có thể được loại bỏ khỏi quá trình làm việc. Một trong số đó vẫn là cần thiết, có 2 loại lãng phí:
- Lãng phí cần thiết: không làm tăng giá trị, nhưng cần thiết để hoàn thành công việc một cách chất lượng. Như các hoạt động đào tạo thiết yếu, lập kế hoạch, báo cáo,…
- Lãng phí không cần thiết: không làm tăng giá trị và không cần thiết. Như những bước dư thừa, không mang lại giá trị trong quy trình nên được loại bỏ ngay lập tức.
7 loại lãng phí
- Vận chuyển (Transportation)
Hiện nay việc sản xuất và phân phối có thể cách xa nhau. Đây có thể nói chính là một nguyên nhân của việc sắp xếp nơi làm việc không hợp lý dẫn đến những vận chuyển không cần thiết gây lãng phí không cần thiết.
- Tồn kho (Inventory)
Lãng phí do tồn kho nghĩa là dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm quá mức cần thiết. Lượng tồn kho lớn dẫn đến chiếm chỗ, tốn chi phí cho bảo quản, quản lý và dễ gây hư hỏng sản phẩm.
Đây là một trong những loại lãng phí khá lớn trong doanh nghiệp cần được xem xét một cách kĩ lưỡng để loại bỏ hoặc giản thiểu.
- Thao tác (Motion)
Trong quá trình sản xuất khi người công nhận vận hành có các thao tác thừa thãi như đặt chi tiết sản phầm xuống hay tìm kiếm nó thì sẽ tạo ra được những cử động. Những chi tiết thừa thãi này có thể gây thương tích, kéo dài thời gian sản xuất và giảm năng suất của người lao động.
- Chờ đợi (Waiting)
Lãng phí thời gian chờ là một trong những loại lãng phí thường xuất hiện trong quá trình sản xuất. Khi một công đoạn nào đó không thể tiến hành do phải chờ một hoạt động khác kết thúc hoặc phải chờ nguyên vật liệu chuyển đến.
- Sản xuất dư thừa (Over Production)
Việc sản xuất quá mức so với khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng cần được tính đến. Việc sản xuất thừa sẽ dẫn đến gia tăng những chi phí khác không cần thiết như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí thiết bị, chi phí tài chính vv.
- Gia công/ xử lí thừa (Over Processing)
Gia công/ xử lý dư thừa tức tiến hành nhiều công việc hơn mức yêu cầu của khách dưới hình thức chất lượng hay tính năng sản phẩm. Điều này có thể tạo ra những giá trị mà khách hàng không quan tâm hoặc không sẵn sàng chi trả, không đem lại lợi ích kinh doanh mà còn làm tăng thời gian và chi phí sản xuất.
- Sai lỗi/ Khuyết tật (Defect)
Sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất khiến gia tăng trực tiếp chi phí cho doanh nghiệp đồng thời cho thấy việc sản xuất sản phẩm chưa đạt hiệu quả cao. Chi phí gián tiếp cho loại lãng phí này có thể kể đến như chi phí thu hồi sản phẩm, chi phí kiện cáo, chi phí tái sản xuất sản phẩm lỗi vv.
Lợi ích của việc loại bỏ 7 lãng phí trong sản xuất
- Nhận diện và loại bỏ bảy lãng phí sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ từ phía khách hàng. Từ đó, tăng sự thỏa mãn của khách hàng và các bên hữu quan đối với doanh nghiệp;
- Giảm thiểu lãng phí về vận chuyển, di chuyển bất hợp lí, v.v. giúp doanh nghiệp sắp xếp, bố trí mặt bằng nơi làm việc hợp lí và bảo đảm thời gian sản xuất và giao hàng, cung cấp dịch vụ đúng thời hạn.
- Giảm thiểu lãng phí do sai lỗi/ khuyết tật, giải quyết các vấn đề không phù hợp trong quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hoạt động và hạ giá thành sản phẩm hoặc đảm bảo giá cả cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh.
- Việc giảm chi phí sẽ đồng nghĩa với việc tăng hiệu quả về mặt tài chính và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh, hình ảnh và tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
- Giảm thiểu các hao phí, lãng phí trong quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ, làm tăng giá trị cho doanh nghiệp.
- Sử dụng hợp lí nguyên vật liệu sản xuất và nguồn năng lượng phục vụ cho các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã sản xuất kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường và có trách nhiệm xã hội.
- Bố trí sắp xếp nơi làm việc hợp lí nhằm đạt hiệu quả; Đánh giá quá trình bằng việc sử dụng hiệu quả nguồn lực; Chỉ mua đúng thứ khi thấy cần dùng đến; Sản xuất mà không có hàng bị sai lỗi; Sản xuất những gì mà là có thể bán được.
- Khi doanh nghiệp quản lí hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng thương hiệu tốt sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các dự án, chương trình phát triển doanh nghiệp.
Sử dụng phương pháp 7 lãng phí sẽ mang lại lợi ích cho đối tượng nào?
Phương pháp 7 lãng phí được coi như là công cụ đánh giá thực trạng của toàn bộ tổ chức, vì vậy tổ chức sẽ nhận ra được lợi ích của nó.
Nó có thể chỉ ra những thiệt hại của tổ chức từ việc thiết kế và hoạch định không tốt, thiếu sự đào tạo thích hợp, thiếu sự kiểm soát phù hợp, thiếu các nguyên tắc làm việc hoặc lười biếng trong công việc.
Nhận diện và loại bỏ 7 lãng phí sẽ giúp các tổ chức nâng cao năng suất, giảm được thời gian và chi phí sản xuất nhưng vẫn đạt chất lượng tốt nhất, từ đó mang lại lợi nhuận tốt hơn mà vẫn làm hài lòng được khách hàng. Vì vậy, loại bỏ các lãng phí là một trong những điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để xây dựng một tổ chức thành công.
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Tư vấn Năng suất & Chất lượng Quốc tế
- Địa Chỉ: P403, toà nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 0915.694.141
- EmaiL: info@ipq.com.vn
- Website: www.ipq.com.vn
Stay updated on translation news