Tiêu chuẩn ISO 9001

Trước khi tìm hiểu về ISO 9001:2015, các tổ chức doanh nghiệp cần hiểu ISO là gì, ISO 9001 là gì?
Các thông tin dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có thể nắm sơ qua về tiêu chuẩn ISO.

ISO là gì?

ISO là tên viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization). ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. 

ISO 9001 là gì? 

ISO 9001 là một phần của ISO 9000 – là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Tính đến năm 2018, phiên bản mới nhất của ISO 9001 là phiên bản ISO 9001:2015. Đây là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức ISO phát triển và ban hành vào 24/9/2015 (phiên bản ban đầu được ban hành năm 1987).

Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001?

– Trải qua hàng chục năm phát triển và cải tiến, tiêu chuẩn ISO 9001 đã và đang cập nhật để đảm bảo tương ứng với bối cảnh thực tế hiện nay:

+ ISO 9001:1987 – Đây là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 9001. Phiên bản này chủ yếu là sản xuất và nặng nề về tài liệu

+ ISO 9001: 1994 – Không có nhiều thay đổi so với phiên bản năm 1987. Chủ yếu ở phiên bản này vẫn tập trung vào hoạt động sản xuất
+ ISO 9001: 2000 – Đến phiên bản này đã có sự thay đổi rõ rệt khi đã có thể áp dụng cả và doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ. Tiêu chuẩn này có sự linh động và tính tổng quát cao hơn; hướng đến việc cải tiến liên tục để đảm bảo hiệu quả trong quy trình quản lý và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
+ ISO 9001: 2018 – Giữ nguyên các nội dung điều khoản được sử dụng trong phiên bản năm 2000, phiên bản này chỉ có một vài thay đổi về mặt thuật ngữ
+ ISO 9001: 2015 – Đây là phiên bản mới nhất hiện nay và có sự cải tiến vượt bậc so với phiên bản đầu tiên. Cốt lõi của phiên bản này chính là việc tập trung vào việc kiểm soát và quản lý hệ thống dựa trên yếu tố rủi ro; hướng đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp áp dụng nó.

Tiêu chuẩn ISO 9001 – phiên bản 2015

ISO 9001:2015thay thế cho ISO 9001:2008.
Đây là một tiêu chuẩn quốc tế công nhận cho hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu mong đợi của khách hàng.
ISO 9001:2015 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ để quản lý và cải tiến chất lượng cho bất kì tổ chức nào muốn cung cấp các sản phẩm dịch vụ.
ISO 9001:2015 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/09/2015.

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Các tổ chức/ doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ đạt được những lợi ích sau:

– ISO 9001:2015 sẽ giúp các doanh nghiệp gia tăng sức mạnh quản lý

+ Giúp doanh nghiệp quản lý các vấn đề một cách toàn hiện và hiệu quả nhất

+ Doanh nghiệp chủ động chủ động kiểm soát, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về hệ thống chất lượng một cách toàn diện

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường hiện nay

– Đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

+ ISO 9001:2015 sẽ giúp quản lý chất lượng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

+ Tăng cao cơ hội trúng thầu , khả năng cạnh tranh khách hàng

+ Tạo dựng uy tín, nâng cao thương hiệu thị trường trong nước và quốc tế

– Gia tăng lợi nhuận cho khách hàng:

+ ISO 9001:2015 giúp hiệu suất công việc được nâng cao, tiết kiểm mọi chi phí dư thừa.

+ Giảm thiểu các sai lỗi, phế phẩm và hỏng hóc

+ Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất.

Các bước xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

– Hướng dẫn lập ban chỉ đạo ISO 9001 và nhóm dự án của tổ chức doanh nghiệp
– Khảo sát thực trạng của doanh nghiệp đối với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015
– Đào tạo nhận thức chung và phương pháp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Bước 2: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

– Xác định phạm vi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và các rủi ro có thể gặp phải khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015
– Đề ra các mục tiêu chất lượng cho hệ thống quản lý chất lượng
– Phân tích và cải tiến các quá trình hiện có theo các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 9001:2015
– Hoàn thiện bổ sung các quá trình còn thiếu so với yêu cầu của ISO 9001:2015
– Xây dựng hệ thống văn bản để duy trì và kiểm soát, điều hành các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng

Bước 3 : Tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

– Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy định của hệ thống quản lý chất lượng đến các đơn vị có liên quan trong doanh nghiệp
– Đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá nội bộ
– Tổ chức rà soát, kiểm tra đánh giá nội bộ để cải tiến, hoàn thiện hệ thống

Bước 4: Đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý

– Lựa chọn tổ chức đánh giá chứng nhận phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
– Nhận chứng nhận

Bước 5: Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

– Lập kế hoạch duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng hàng năm
– Tổ chức đào tạo về ISO 9001: 2015 khi có nhân viên mới
– Sửa đổi và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng mỗi khi có thay đổi
– Nghiên cứu, áp dụng công cụ cải tiến khác để nâng cao hiệu quả tổng thể của hệ thống và hoạt động sản xuất…

=> Kết Luận: Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 góp phần hỗ trợ tích cực cho việc giảm thiểu rủi ro trong việc kiểm soát các quá trình của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ISO có thể áp dụng với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác.

Hạn chế của bài báo này là chưa minh họa những tình huống cụ thể để rút ra bài học kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp tại Việt Nam khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của bài báo này.

Stay updated on translation news



    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chat với chúng tôi !