Chuyển đổi nhanh SMED là gì

Chuyển đổi nhanh SMED là gì? Lợi ích của chuyển đổi nhanh SMED đối với doanh nghiệp

TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI NHANH SMED

Chuyển đổi nhanh trong tiếng Anh được gọi là Quick Change Over hay thuật ngữ khác là c

SMED là viết tắt của Single – Minute Exchange of Dies, là một trong những công cụ của hệ thống sản xuất tinh gọn. Trong sản xuất, thay đổi dụng cụ và khuôn mẫu mất một khoảng thời gian đáng kể. Trong khi đang thay đổi dụng cụ hoặc khuôn mẫu, dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động, dẫn đến mất thời gian và các chi phí liên quan. Ngoài ra, thời gian chết để thay đổi dụng cụ hoặc khuôn đúc gây ảnh hưởng đến các quyết định sản xuất khác.

Chuyển đổi nhanh SMED là gì

SMED là phương pháp giúp giảm thời gian chuyển đổi của một quá trình sản xuất hay máy móc, thiết bị từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Nói rõ hơn là khi sản phẩm cuối cùng của mẻ/dòng sản phẩm A chạy xong, máy móc thiết bị cần được dừng lại, khóa an toàn, dây chuyền sản xuất được dọn dẹp sạch sẽ, dụng cụ được trả lại vị trí trước đó.

Tiếp theo, các dụng cụ mới sẽ được lắp đặt để tạo để tạo điều kiện cho việc sản xuất mẻ sản phẩm B kế tiếp. Khi đó, thời gian dừng máy để thay đổi, chuẩn bị xem như là thời gian chết, không tạo ra giá trị (Non Value Added). Khoảng thời gian này có thể được cải tiến thông qua SMED.

Hơn nữa là giảm đến “single-minute”, tức là giảm thời gian chuyển đổi xuống số phút chỉ còn là một con số, hay nói cách khác là giảm hẳn xuống dưới 10 phút.

NỘI DUNG CỦA CHUYỂN ĐỐI NHANH SMED

2.1. Các bước thực hiện chuyển đổi nhanh SMED

  1. Đo thời gian Changeover

Quá trình chuyển đổi nhanh SMED bắt đầu bằng việc quan sát quá trình Changeover. Các bước khác nhau của nó phải được xác định và thời gian các bước này.

Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi nhiều lần Changeover vì những người khác nhau sẽ làm các cách khác nhau và những thời điểm khác nhau thì thời gian Changeover cũng khác. Sau khi xem những lần Changeover khác nhau bạn sẽ cần lên danh sách các bước Changeover và thời gian trung bình để thực hiện các bước đó.

Chú ý: Bạn không nên ủy quyền những quan sát này, vì quan sát này sẽ cung cấp cho bạn và nhóm của bạn những hiểu biết quan trọng về quy trình để thực hiện các bước tiếp theo.

  1. Xác định các bước Internal – External Step

Bước tiếp theo của SMED đó là xác định các bước nào có thể thực hiện khi máy đang chạy và các bước nào được thực hiện khi máy phải dừng. Các yếu tố Internal Step và External Step được định nghĩa bên dưới:

Internal Step: Các bước chỉ được thực hiện khi máy đã dừng

External Step: Các bước chuyển đổi thực hiện được khi máy vẫn đang chạy.

Bạn hãy xác định các bước Internal Step và External Step, sau đó phân loại chúng theo màu sắc để dễ quản lý cho các bước tiếp theo.

  1. C nhiều nhất có thể

Tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển các bước Internal Step thành External Step càng nhiều càng tốt. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ chuyển các bước Internal Step thành External Step mà còn đảm bảo rằng các bước External thực sự được thực hiện trước hoặc sau quá trình Changeover.

Điều này nghe có vẻ bình thường nhưng hãy chú ý đến quá trình Changeover, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy tần suất của việc công nhân dừng quá trình Changeover lại và đi lấy các dụng cụ cần thiết cho quá trình Changeover. Hãy chú ý đến các chi tiết này vì bạn hoàn toàn có thể lấy nó trước khi máy dừng và cất nó đi sau khi line hoặc máy đã chạy lại.

Dưới đây là ví dụ trực quan về việc chuyển các bước Internal Step thành External Step và bạn có thể thấy thời gian dừng máy (tương đương với thời gian Changeover giảm xuống. Và bạn sẽ sản xuất được nhiều hơn do thời gian Changeover giảm.

  1. Rút ngắn thời gian của các bước Internal Step

Sau khi thực hiện chuyển các bước Internal thành các bước External. Bây giờ chúng ta sẽ rút ngắn các bước Internal để giảm thời gian dừng. Hãy kiểm tra từng bước xem có bước nào có thể đơn giản hóa hơn không ? kiểm tra xem có công cụ hay giải pháp nào tốt hơn, tiết kiệm thời gian hơn không ?

Cuối cùng, sau khi áp dụng các giải pháp mới, đơn giản hóa quy trình. Bạn sẽ có thời gian giống như ảnh bên dưới, thời gian Changeover được giảm xuống.

  1. Rút ngắn thời gian của các bước External Step

Tiếp theo chúng ta sẽ giảm thời gian cho các bước chuyển đổi bên ngoài External Step. Hãy kiểm tra xem có thể giảm được không và hãy làm nếu có thể. Mặc dù việc này không giúp giảm thời gian dừng khi Changeover nhưng nó có thể làm giảm thời gian tổng thể của cả quá trình. Do đó giúp giảm khối lượng công việc cho công nhân của bạn.

  1. Chuẩn hóa quy trình và duy trì quy trình mới

Đến bước này thì các bạn cơ bản đã biết SMED là gì và cách thực hiện nó. Tuy nhiên, bước cuối cùng và cũng là bước khó nhất và thường bị bỏ quên. Áp dụng SMED một lần là không đủ, bạn phải thực hiện nó mọi lúc. Do đó, bạn phải tiêu chuẩn hóa nó, đưa vào quy trình, hướng dẫn vận hành… Đào tạo nó cho tất cả các công nhân có liên quan theo tiêu chuẩn mới. Bất kỳ tiêu chuẩn nào không được duy trì theo cách trên đều sớm bị bỏ quên.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI NHANH

Việc chuyển đổi nhanh mang đến rất nhiều lợi ích qua các khía cạnh thể hiện khác nhau. Các lợi ích được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.

Cho phép giảm số lượng hàng tồn kho.

Dây chuyền sản xuất được thực hiện liên tục và nhanh chóng. Doanh nghiệp không còn khó khăn trong mỗi công đoạn sản xuất. Do đó, việc tích trữ hàng tồn kho cũng được thực hiện ở mức thấp hơn. Hàng tồn được giữ ở mức độ nhất đinh.

Doanh nghiệp luôn có thể chủ động bù đắp kịp thời hàng hóa thông qua sản xuất thêm. Giảm chi phí hàng tồn kho nhờ việc giảm số lượng lô, và kích thước của hàng tồn kho. Cũng như các giá trị sử dụng sản xuất hàng tồn kho có thể dùng thực hiện các hoạt động khác cần thiết trước mắt. Thời gian gián đoạn nhỏ lên hàng tồn kho có thể giảm ở mức thấp nhất.

Tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận.

Tăng tính linh hoạt trong sản xuất, khi dễ dàng thực hiện các hoạt động sản xuất các mặt hàng đa dạng khác nhau. Dễ dàng tăng hoặc giảm sản lượng khi cần để đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng.

Thực hiện đúng các nhu cầu hiện tại mà không phải điều chỉnh tăng hay giảm số lượng trong một khâu sản xuất. Mở rộng công suất thực của máy móc. Gần như tất cả các thời gian hoạt động, máy móc đều được thực hiện vào giai đoạn sản xuất. Các công suất được đảm bảo. Các giá trị khai thác công dụng máy móc được tận dụng. Tạo ra các sản phẩm đồng đều về chất lượng, kiểu dáng,…

Giảm vốn cơ bản và chi phí sản xuất. Đây là lợi ích được thể hiện rõ ràng trong hoạt động doanh nghiệp. Các khoảng thời gian chết giản tối thiểu.

Do đó, các chi phí vận hành doanh nghiệp không phải chi trả vô nghĩa. Cùng với giá trị chi phí cố định phải bỏ ra, doanh nghiệp được đáp ứng nhiều hơn các sản phẩm tạo ra. Ngoài ra chi phí được tính trên sản phẩm giảm cũng giúp giảm lượng bán thành phẩm (Work In Process – WIP). Gia tăng khả năng sinh lợi từ vốn đầu tư (Return On Investment – ROI). Giá sản phẩm được bán hợp lý là điều kiện để khách hàng lựa chọn và tin dùng.

Chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh.

Lợi thế được xác định cho bất kì nhà sản xuất nào trong sản xuất. Hay trong giai đoạn chuẩn bị, xử lí, đóng gói nhiều sản phẩm khác nhau trên một máy, dây chuyền hay đơn vị làm việc.

Đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm hơn do công suất làm việc được cải thiện. Vừa giảm chi phí sản phẩm. Khi giá cả mang tính chất cạnh tranh, cũng với chất lượng ổn định giúp doanh nghiệp luôn có một vị trí nhất định trên thị trường. Các lợi thế được đặt ra bao gồm cả lợi thế trong cạnh tranh.

Chiếm được lòng tin của khách hàng. 

Với một doanh nghiệp thực hiện sản xuất hay kinh doanh. Việc xác định đầu ra cho sản phẩm quyết định thành công trong hoạt động. Việc đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường cho phép cải thiện dịch vụ khách hàng (thời gian sản xuất, số lượng). Cải thiện thời gian giao hàng, đảm bảo nguyên tắc JIT trong sản xuất tinh gọn. Chuyển đổi nhanh đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI NHANH TRONG THỰC TẾ

Quá trình chuyển đổi sản phẩm được thực hiện phản ánh các tính chất của chuyển đổi nhanh. Với quá trình sản xuất các sản phẩm khác nhau trong hoạt động của một dây chuyền sản xuất. Khi sản phẩm cuối cùng của lần chạy trước đã được sản xuất, thiết bị được ngừng lại và khóa an toàn.

Lúc này các hoạt động được thực hiện kết thúc một quá trình sản xuất đối với sản phẩm này. Dây chuyền được dọn sạch, dụng cụ được trả lại vị trí. Thay vào đó, một sản phẩm khác chuẩn bị được sản xuất. Do đó các dụng cụ mới sẽ được lắp đặt.

Các hoạt động điều chỉnh và cài đặt các thông số quan trọng được diễn ra. Quá trình khởi động bắt đầu. Trong khi thực hiện khởi động, tiến hành các hoạt động điều chỉnh và kiểm tra chất lượng. Khi đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu đặt ra, sẽ tiến hành tăng tốc độ tới tiêu chuẩn. Việc hoạt động lúc này mới được tiến hành với đúng công suất và tốc độ của máy.

Thời gian của quá trình này có thể giảm được thông qua phương pháp chuyển đổi nhanh/SMED. Tiến hành các bước và thao tác chuyển đổi kinh hoạt thông qua các cài đặt.

Chương trình chuyển đổi nhanh/SMED hiệu quả nhận ra và phân chia quá trình chuyển đổi thành những thao tác chủ chốt:

  • Cài đặt ngoài (External Setup). Bao gồm những thao tác mà có thể được làm trong khi máy đang chạy và trước khi quá trình chuyển đổi bắt đầu. Tập hợp phụ tùng và dụng cụ, gia nhiệt trước các trục, chuẩn bị chính xác vật liệu cho sản phẩm mới tại dây chuyền – Không có gì tệ hơn khi hoàn tất quá trình chuyển đổi rồi phát hiện thiếu một thành phần chính của sản phẩm.
  • Cài đặt trong (Internal Setup). Cần được thực hiện một cách đơn giản hóa để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên vẫn đảm bảo cho các hoạt động được tiến hành hiệu quả. Các thao tác này xảy ra khi thiết bị dừng. Tức là khi các hoạt động sản xuất các sản phẩm trước đó đã hoàn toàn kết thúc. Ngoài điều đó, có thể cũng có những thao tác không cần thiết. Sử dụng các chốt, cam và những đồ gá nhằm giảm bớt thao tác điều chỉnh. Thay thế bu loong bằng những chốt vặn tay, những tay đòn và những khóa kẹp.
  • Đo lường: Cách duy nhất để biết thời gian chuyển đổi và hao hụt khi khởi động có giảm hay không. Thực hiện thông qua hoạt động đo thời gian bị mất do chuyển đổi. Cũng như những sự hao phí tạo ra trong quá trình khởi động để. Nhằm so sánh, đánh giá các chương trình cải tiến.

DỊCH VỤ CỦA IPQ

Hiện nay, Biểu đồ Histogram là một trong các vấn đề mà Quy trình Tư vấn năng suất của IPQ có thể giải quyết thông qua các công cụ của Lean – Six Sigma.

Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giải quyết triệt để vấn đề, đồng thời giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau:

  • Dịch vụ tư vấn của IPQ được thực hiện một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Khách hàng được theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình tư vấn dễ dàng.
  • Tạo điều kiện cho thu thập, phân tích, sử dụng và chia sẻ dữ liệu/ thông tin với khách hàng.

Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:

☎️ Điện thoại: 0915.69.4141

📧 Email: info@ipq.com.vn

🌐 Web: www.ipq.com.vn

Facebook: IPQ – Năng suất chất lượng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Stay updated on translation news



    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chat với chúng tôi !